Hậu quả của tình trạng béo phì thường dẫn đến các bệnh lí mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ.
Đây cũng là điều làm các Mẹ bỉm sữa rất lo lắng cho tương lai của con mình. Đã rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc vớ chúng tôi: Tại sao bé nhà em đã bú mẹ "hoàn toàn" nhưng vẫn bị thừa cân, béo phì?
Thực tế, bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành thường có mối liên hệ chặt chẽ với thời kì sơ sinh bé phải bú sữa công thức.
Nếu bé bị dư cân trong 18 tháng đầu đời còn tiếp tục ảnh hưởng cho đến tuổi vị thành niên & chỉ có thể giảm ảnh hưởng từ tuổi vị thành niên đến lúc trưởng thành, nếu bản thân người đó biết áp dụng cách sống vận động tích cực.
Theo cơ sở sinh lý học:
- Sữa non có chức năng "lập trình đầu đời" cho bé ⇒ do đó, trong 72h đầu các Mẹ cần cho bé "da tiếp da".
- Cơ thể mỗi bé có cơ chế chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều phụ thuộc cữ bú đầu tiên là sữa mẹ hay là sữa công thức.
- Sữa non của mẹ giúp hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh được "lập trình" với những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Chính cơ chế này giúp hạn chế thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn sau trong đời.
- Nếu trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin sẽ vào trong máu (so với ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non).
Hocmon Leptin giúp điều chỉnh mức độ hấp thu cũng như chuyển hóa năng lượng, và thường được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ. - Trẻ bú mẹ giúp tạo ra insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Hơn nữa, mức độ protein trong sữa mẹ tương đối thấp so với sữa công thức ⇒ do đó sẽ giúp ổn định trọng lượng cơ thể về sau này.
- Cả nước ối và sữa mẹ sẽ giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm sau khi cai sữa.
Như vậy, trẻ tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận của các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu ăn dặm và sau khi cai sữa.
Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị của trẻ rất quan trọng trong việc xác định sở thích thực phẩm về sau này của bé.
⇔ Chính những điều này đã lý giải cho các Mẹ tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì. Đó chính là do các bé không được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu:
+ Trẻ không được bú sữa non trong những ngày đầu ngay sau khi sinh ⇒ nguy cơ béo phì cao.
+ Bổ sung sớm sữa công thức ⇒ thiếu các hocmon cần thiết cho lập trình đầu đời của bé, gây giãn dạ dày, thừa đạm khi bé "bị" bú những cữ đầu là 30ml sữa công thức, thay vì 5ml-7ml sữa non của mẹ.
+ Thay thế hoặc bổ sung sữa công thức sớm trước 6 tháng tuổi.
+ Cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi.
⇒ Giải pháp:
Các mẹ cần hiểu rõ về tác dụng của sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con mình được bú sữa non ngay từ đầu, để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!
___________________________________________
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.