3 Sai lầm thường mắc phải trong sơ cứu chảy máu cam

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Theo thống kê, khoảng 60% dân số thế giới bị chảy máu cam ít nhất 1 lần trong đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng khi chảy máu cam. Một số sai lầm khi mắc phải có thể gây ra tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

Chảy máu cam là hiện tượng các mạch máu mũi bị tổn thương. Những tổn thương này làm máu chảy ra từ bên trong mũi. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam, trong đó chủ yếu là do:

  • Do các tổn thương nhẹ đến mũi (dụi mũi, ngoáy mũi, trầy xước mũi).
  • Chấn thương mạnh do va đập trực tiếp vào mũi.
  • Các bệnh lý về rối loạn đông máu hoặc cao huyết áp.
  • Do vách ngăn mũi bị lệch.
  • Do viêm đường hô hấp.
  • Do dị vật: khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
  • Môi trường: hông khí khô, độ ẩm thấp.
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân: đột ngột chảy và ngừng ngay sau đó.

3 sai lầm bệnh nhân hay mắc phải khi xử lí chảy máu cam tại nhà.


Ngửa cổ ra sau khi bị chảy máu cam:

Từ trước tới nay, mỗi khi chảy máu cam chúng ta thường được nhắc lập tức ngửa đầu ra sau, việc làm này là hoàn toàn sai lầm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngửa đầu ra sau sẽ khiến máu chảy ngược xuống cuống họng, tràn vào phổi hay thậm chí chảy trực tiếp xuống đường tiêu hóa gây nên các triệu chứng ói mửa, buồn nôn.

Nhét bông, gạc vào mũi để cầm máu.

Khi chảy máu cam, thói quen của bệnh nhân là tìm bông, gạc hay giấy ăn nhét vào mũi để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích làm như vậy bởi tất cả những vật liệu trên thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn. Khi tiếp xúc với lớp niêm mạc mũi, nếu vật dụng cầm máu không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Lạm dụng nước muối sinh lý:

Rất nhiều người cho rằng dùng nước muối sinh lý thường xuyên để vệ sinh mũi, cũng như để tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi tránh khô mũi sẽ đỡ chảy máu cam. Quan niệm này không hề đúng, việc nhỏ nước muối vào mũi không phải là một biện pháp tốt vì nó chỉ làm ẩm mũi ngay lúc đó nhưng về lâu dài lại làm khô mũi hơn.

Lời khuyên của bác sĩ là hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất xơ, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác sẽ giúp bạn tránh được chứng chảy máu cam khó chịu này.

Hướng dẫn xử lí đúng cách khi bị chảy máu cam:



Sơ cứu chảy máu cam tại nhà bằng việc làm tuần tự các bước sau:

  • Bước 1: Bình tĩnh, đừng lo lắng, tìm chỗ ngồi nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bước 2: Cúi đầu về phía trước một chút, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bịt thật chặt 2 bên cánh mũi. Giữ cố định trong một vài phút tới khi máu ngừng chảy.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch, bông sạch thấm phần máu chảy ra ở bên ngoài, tuyệt đối không nhét vào trong mũi. Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi thoải mái và phục hồi tâm lý.
  • Lưu ý: Nếu sau 10-15 phút, vẫn chưa cầm được máu thì hãy tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Khi đã ngừng chảy máu, bạn có thể dùng một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Không ngoáy mũi hay xì mũi, tác động trực tiếp lên mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam cho đến khi vết thương lành hẳn.

Khi nào cần tới bệnh viện?

  • Chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút, chảy liên tục và nhiều.
  • Chảy máu mũi do một chấn thương.
  • Có máu trong cổ họng ngay cả khi máu đã ngừng chảy.
  • Chảy máu có kèm các triệu chứng chóng mặt, sốt cao hoặc nôn.
  • Chảy máu mũi ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Chảy máu cam xảy ra thường xuyên.
  • Chảy máu sau khi dùng thuốc hoặc đang trong tình trạng sức khỏe không tốt.

 


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large