Mang thai, cho con bú, và sức khỏe hệ xương ở bà bầu

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

Cả hai thời kỳ mang thai và cho con bú đều gây ra những thay đổi đáng kể trong cơ thể, và tăng nhu cầu dinh dưỡng cho người mẹ.

Một số thay đổi có ảnh hưởng đến xương. May mắn là hầu hết phụ nữ không gặp vấn đề gì về xương trong quá trình mang thai và cho con bú. Kể cả xương có bị ảnh hưởng một thời gian thì sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại.

Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe xương là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú, để xương người mẹ sau này không bị ảnh hưởng và hệ xương của thai nhi cũng được phát triển tốt.

1/ Sức khỏe xương trong quá trình mang thai

Trong thời gian mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung của người mẹ cần nhiều canxi cho sự phát triển hệ xương. Nhu cầu này đặc biệt lớn trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nếu người mẹ không có đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi cần thiết từ xương mẹ cho em bé. May mắn là tạo hóa đã ban cho cơ thể cơ chế bảo vệ lượng canxi dự trữ trong thời gian mang thai bằng nhiều cách:

  1. Phụ nữ mang thai hấp thụ canxi từ thực phẩm và thuốc tốt hơn so với những phụ nữ không mang thai. Nhất là trong nửa cuối của thai kỳ, khi em bé đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu lớn nhất cho canxi.
  2. Trong khi mang thai, phụ nữ sản xuất ra estrogen nhiều hơn, một loại hormone để bảo vệ xương.
  3. Bất kỳ khối lượng xương bị mất trong quá trình mang thai sẽ được phục hồi trong vài tháng sau khi sinh em bé

Một số nghiên cứu cho rằng việc mang thai có thể tốt cho sức khỏe tổng quát của xương. Một số bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai càng lâu (ít nhất 28 tuần), mật độ xương càng lớn và nguy cơ gãy xương càng thấp.

Cũng có trường hợp phụ nữ bị loãng xương trong khi mang thai hoặc cho con bú, mặc dù rất hiếm gặp. Loãng xương là tình trạng mật độ xương gỉam, có thể nghiêm trọng đến mức xương vỡ và dễ gãy xương.
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ bị loãng xương trong khi mang thai hoặc cho con bú nhưng sẽ phục hồi sau khi sinh hoặc sau khi ngừng cho con bú.

Các bà mẹ tuổi teen có nguy cơ loãng xương đặc biệt cao trong quá trình mang thai và sau này. Lí do là vì các thiếu nữ tuổi teen đang trong thời kỳ phát triển xương, mà nhu cầu canxi của thai nhi lại “cạnh tranh” với nhu cầu canxi của người mẹ trẻ, ảnh hưởng đến khả năng cơ thể đạt được khối lượng xương tối ưu nhất giúp bảo vệ người mẹ khỏi bệnh loãng xương sau này. Để giảm thiểu nguy cơ loãng xương, các bà mẹ trẻ nên đặc biệt cẩn thận để có đủ canxi trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Việc bổ sung Ostelin Vitamin D & Calcium trong giai đoạn mang thai là rất cần thiết để tránh nguy cơ bị loãng xương cho mẹ và thiếu canxi cho thai nhi. 

2/ Cho con bú và sức khỏe của xương

Cho con bú có ảnh hưởng đến xương của mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường mất 3-5% khối lượng xương trong quá trình cho con bú, mặc dù họ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi cai sữa. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng cao của em bé đang lớn cần canxi. Lượng canxi người mẹ cần sẽ phụ thuộc vào lượng sữa và thời gian cho con bú. Một nguyên nhân nữa là trong thời kỳ này cơ thể phụ nữ sản xuất ra ít estrogen, là một hormon bảo vệ xương. Tuy nhiên lượng xương bị mất trong quá trình cho con bú thường hồi phục trong vòng 6 tháng sau khi cai sữa. Giai đoạn cho con bú các mẹ cũng nên bổ sung thêm Ostelin Canxi nhằm giúp hồi phục nhanh lượng Canxi bị mất và tránh bị loãng xương sau này.

Mẹo để giữ xương chắc khỏe khi mang thai, cho con bú và các giai đoạn sau
 
Việc chăm sóc xương của bạn rất quan trọng trong suốt cuộc đời, bao gồm cả trước, trong và sau khi mang thai và cho con bú. Một chế độ ăn uống cân bằng với lượng canxi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, và một lối sống lành mạnh là cần thiết cho bà mẹ và em bé sơ sinh.

Bổ sung Canxi: Viện Khoa học Hàn lâm Quốc gia khuyến cáo rằng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tiêu thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày. Đối với người mang thai ở độ tuổi thiếu niên, mức tiêu thụ thậm chí còn cao hơn: 1.300 mg canxi mỗi ngày.
Nguồn cung cấp canxi bao gồm:
• Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, pho mát và kem
• Rau màu xanh lá, chẳng hạn như bông cải xanh, cải rổ, cải thìa…
• Cá mòi và cá hồi (nhai luôn xương)
• Đậu phụ, hạnh nhân, và bánh ngô
• Thực phẩm tăng cường canxi, như nước cam, ngũ cốc, và bánh mì.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa một vài loại vitamin và khoáng chất bổ sung trong thời kỳ mang thai và cho con bú để đảm bảo rằng bạn có đủ các khoáng chất quan trọng này.

Tập thể dục. Cũng giống như đối với cơ bắp, tập thể dục cũng giúp xương mạnh khỏe hơn. Tập thể dục thường xuyên, nhất là những động tác buộc bạn phải chống lại trọng lực, sẽ giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Ví dụ đi bộ, leo cầu thang, nhảy múa, và tập tạ. Tập thể dục khi mang thai còn mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe của bạn. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, hoạt động tích cực trong thời kỳ mang thai có thể:
• Giúp giảm đau lưng, táo bón, đầy hơi, và sưng
• Giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
• Tăng năng lượng
• Cải thiện tâm trạng
• Thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh, và khả năng chịu đựng
• Giúp bạn ngủ ngon hơn
• Giúp bạn lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.
Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục một chương trình tập thể dục trong thời kỳ mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lịch tập luyện của bạn.

Lối sống lành mạnh. Hút thuốc lá rất có hại cho em bé, cho xương, và cho tim, phổi nữa. Rượu cũng có hại cho phụ nữ mang thai và cho con bú và em bé sơ sinh. Lượng rượu dư thừa trong cơ thể rất có hại cho xương.

Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large