1. Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Gout:
1.1. Gout cấp tính:
a. Lâm sàng cơn gout cấp:
Thường gặp các khớp ở chi dưới: ngón chân cái, gối, bàn ngón và các khớp khác. Lâm sàng cơn Gout cấp có biểu hiện sau:
- Hoàn cảnh xuất hiện: Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức; một chấn thương; một can thiệp phẫu thuật; một đợt dùng thuốc aspirine, lợi tiểu (thiazid, furosemid), thuốc gây hủy tế bào…
- Tiền triệu: Có thể có một số triệu chứng xảy ra trước khi có cơn Gout cấp mà một số bệnh nhân có thể tự nhận biết.
- Rối loạn thần kinh: Đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi.
- Rối loạn tiết niệu: Đái nhiều, đái rắt.
- Đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ: Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.
- Thời điểm khởi phát: cơn khởi phát đột ngột vào nửa đêm.
- Tính chất: Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, đau làm mất ngủ. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,50C, có thể kèm rét run.
- Khám: Khớp bị tổn thương sưng, da trên đó hồng hoặc đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thì là phù nề.
- Đáp ứng với điều trị: Nhạy cảm với colchicine, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ. Đây là một dấu hiệu tốt cho phép chẩn đoán xác định từ những cơn Gout.
b. Xét nghiệm và X-quang:
- Xét nghiệm AU máu:
+ AU máu tăng cao: Nam trên 70mg/l (420 µmol/l), nữ trên 60 mg/l (360 µmol/l).
+ Nếu AU máu bình thường, cần làm lại trong nhiều ngày liên tiếp, và không nên dùng thuốc hạ AU.
- Xét nghiệm AU niệu 24 giờ:
Với mục đích hướng dẫn điều trị nhằm xác định tăng tình trạng bài tiết urat (trên 600mg/24h) hay giảm thải tương đối (dưới 600mg/24h): Nếu ở tình trạng tăng bài tiết AU niệu, không được dùng nhóm thuốc hạ AU có cơ chế tăng đào thải.
- Xét nghiệm dịch khớp:
Trong trường hợp viêm khớp gối, thường có tràn dịch.
+ Dịch khớp viêm, rất giàu tế bào (trên 50.000 bạch cầu/1mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân (không thoái hóa).
+ Nếu thấy được tinh thể AU, cho phép xác định chẩn đoán cơn Gout.
- Các xét nghiệm khác:
+ Xét nghiệm chức năng thận.
+ Tốc độ lắng máu thường tăng cao.
+ Bạch cầu tăng, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
+ Xquang khớp nói chung bình thường.
+ Thăm dò lipid máu, triglycerides máu, cholesterol máu, đường máu, đường niệu vì các rối loạn chuyển hóa này hay kết hợp với nhau.
1.2. Gout mạn tính:
Thời gian tiến triển thanh gout mạn tính thường sau vài năm đến vài chục năm. Nếu không được điều trị, cơn Gout có thể diễn biến như sau:
a. Hạt tophi:
Nguồn gốc của hạt là do tích lũy muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết và có đặc điểm:
- Không đau, rắn, tròn, số lượng và kích thước thay đổi.
- Da phủ trên đó bình thường, mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể urat trong hạt tophi.
- Vị trí thường gặp: Vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương, ở bàn chân, bàn tay, cổ tay.
- Hạt có thể ở tình trạng viêm cấp, hoặc dò ra chất nhao và trắng như phấn.
b. Bệnh khớp mạn tính do muối urat:
Do tích lũy muối urat de sodium trong mô cạnh khớp, trong sụn và trong xương.
- Lâm sàng:
+ Vị trí tổn thương: Chủ yếu ở các khớp bị tổn thương trong cơn Gout cấp.
+ Tính chất: Đau khớp kiểu cơ học, tiến triển bán cấp.
Khớp sưng kèm biến dạng do hủy hoại khớp và do các tophi có hình cái đấu. Không đối xứng kèm theo cứng khớp.
- Xquang:
+ Có các khuyết và hốc rất gợi ý. Có thể là một hoặc nhiều hốc, có thể rất lớn, làm cho các xương ống của đầu ngón có dạng móc câu.
+ Hẹp khe khớp.
+ Có sự tân tạo xương, đôi khi có rất nhiều gai xương.
c. Biểu hiện thận:
- Sỏi uric:
+ Thường biểu hiện bằng cơn đau quặn thận hoặc chỉ đái máu.
+ Các đợt nhiễm trùng tiết niệu hiếm gặp.
+ Có thể biều hiện bằng biến chứng tắc nghẽn (vô niệu do sỏi).
+ Sỏi không cản quang, chỉ thấy được trên UIV và siêu âm, thường 2 bên.
- Bệnh thận do Gout: Protein niệu không thường xuyên và vừa phải; đái máu, bạch cầu niệu vi thể.
2. Chẩn đoán xác định:
Tiêu chuẩn chẩn đoán do Bennett và Wood (Mỹ) đề xuất năm 1968:
- Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các u cục (tophi).
- Hoặc tối thiểu có từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên:
- Trong tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất 2 đợt sưng đau của 1 khớp với tính chất bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
- Trong tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất tiêu chuẩn trên.
- Tìm thấy các u cục (tophi).
- Đáp ứng tốt với colchicine (trong vòng 48h) trong tiền sử hay hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố cua tiêu chuẩn b.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn:
Tổn thương một khớp, bệnh nhân có thể sốt, đôi khi kèm rét run, dịch khớp có thể có bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Nếu tìm thấy tinh thể urat trong bạch cầu đa nhân thì rất có giá trị chẩn đoán Gout. Nói chung nên soi cấy dịch khớp nhằm phát hiện một viêm khớp nhiễm khuẩn có thể kết hợp với Gout.
- Viêm khớp dạng thấp:
Thể Gout mạn tính có biểu hiện đa khớp: có các tổn thương tại các khớp nhỏ bàn ngón tay có thể nhầm với viêm khớp dạng thấp.
Chẩn đoán phân biệt dựa vào: giới, tuổi, tính chất các đợt viêm khớp cấp tính giai đoạn đầu, thường có các hạt tô phi ở vành tai, ở bàn tay hoặc các vị trí khác, AU máu, hình ảnh Xquang.
=============================================================
👩⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.