PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN (Tel: 0968 556 133). vào

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


Nguyên tắc điều trị thuốc
Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau chống viêm) và ít nhất 02 nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh trên nguyên tẳc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Riêng corticoid thường chỉ dùng trong các đợt tiến triển của bệnh. Các thuốc điều trị triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn. Các thuốc điều trị cơ bản thường dùng kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời.
1. Điều trị toàn thân
a. Glucocorticoid
- Chỉ định: trong đợt tiến triển của bệnh trong khi chờ đợi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả hoặc trường hợp phụ thuộc corticoid.
- Liều lượng và cách dùng
+ Đợt tiến triển nặng (có tổn thương nội tạng, sốt, viêm nhiều khớp...): truyền tĩnh mạch 80-125mg methyl-prednisolon pha trong 250ml dung dịch Natri clorua 0,9% trong 3-5 ngày. Sau duy trì uống 1,5- 2mg/kg/24 giờ tính theo prednisolon.
+ Đợt tiến triền thông thường: liều 1-1,5mg/kg/24 giờ. Giảm dần 10%/tuần. Khi ở liều cao chia uống 2/3 sáng, 1/3 chiều. Khi ở liều < 40mg/ngày uống một lần vào lúc 8 giờ sáng, sau ăn. Thường sau 1-2 tháng có thể thay bằng thuốc chống viêm không steroid.
+ Trường hợp phụ thuộc corticoid duy trì liều 5 - 7,5mg/24 giờ kéo dài.
+ Trường hợp dùng glucocorticoid liều cao hoặc kéo dài, cần bổ sung các thuốc sau:
* Kali: 1-2 gam kali clorid hoặc 2-4 viên Kaleorid 600mg mỗi ngày.
* Vitamin D 400 IU và 1 gam calci mỗi ngày.
* Hạn chế tác dụng không mong muốn trên dạ dày-tá tràng: nên dùng nhóm ức chế bơm proton (omeprazol, pantoprazol,...).
* Biphosphonat (Fosamax, Fosamax plus): dự phòng loãng xương do corticoid.
b. Thuóc chống viêm không steroid
- Chỉ định: giai đoạn khớp viêm mức độ vừa phải, hoặc thay thế corticoid.
- Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):
+ Diclofenac (Voltaren) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2 -3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg: 1-2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
c. Các thuốc giảm đau
Chỉ định theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới. Các thuốc thường được sử dụng:
- Paracetamol: 2-3 gam/ngày chia 4 lần.
- Paracetamol kết hợp với codein (Efferalgan Codein): 4 - 6 viên/ngày.
- Paracetamol kết hợp với dextroproxyphen (Di-antanvic): uống 4-6 viên/ngày.
- Floctaphenin (Idarac viên 200mg) uống 2-6 viên/ngày; thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương tế bào gan, suy gan.
d. Nhóm thuốc chóng thấp khớp tác dụng chậm (Disease-modifying antirheumatic drugs - DMARDs)
- Thuốc chống sốt rét tổng hợp
+ Hydroxychloroquin (Plaquenil viên 200mg ngày 1-2 viên hoặc chloroquin liều 250mg/ngày (viên 250mg).
+ Chống chỉ định: bệnh nhân có thai, người có suy giảm G6PD hoặc có tổn thương gan.
+ Tác dụng không mong muốn: chán ăn, nôn, đau thượng vị, sạm da, khô da, viêm tổ chức lưới ở võng mạc. cần kiểm tra thị lực, soi đáy mắt mỗi 6 tháng và không dùng quá 6 năm.
- Methotrexat
+ Liều dùng: 10-20mg/tuần, tiêm bắp hoặc uống. Thường dùng đường uống bắt đầu bằng liều 10mg; uống 4 viên (2,5mg/viên) vào một ngày nhất định trong tuần. Thuốc có hiệu quả sau 1-2 tháng. Có thể chỉnh liều tùy theo đáp ứng của bệnh. Trong trường hợp thuốc kém hiệu quả hoặc kém dung nạp dùng đường tiêm bắp (ống tiêm 10 hoặc 15mg) mỗi tuần một mũi duy nhất.
+ Chống chỉ định: hạ bạch cầu, suy gan thận, tổn thương phổi mạn tính.
+ Tác dụng không mong muốn: thường gặp loét miệng, nôn, buồn nôn. Có thể gây độc tế bào gan và tủy.
+ Nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của methotrexat cần bổ sung acid folic, liều bằng liều methotrexat (viên 5mg, 02 viên/tuần chia 2 ngày trong tuần khi dùng liều 10mg methotrexat/tuần.
- Sulfasalazin (Salazopyrin)
+ Chỉ định: dùng khi bệnh nhân có chống chỉ định với methotrexat hoặc dùng phối hợp cùng với methotrexat trong thể ít đáp ứng với methotrexat đơn độc.
+ Liều lượng: liều 2-3 gam/ngày.
+ Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ban ngoài da, bọng nước, loét miệng, protein niệu, hội chứng thận hư, viêm tuyến giáp trạng, giảm tiểu cầu, bạch cầu, huyết tán,...
- Cyclosporin A (Neoral; Sandimune)
+ Chỉ định: viêm khớp dạng thấp thể nặng, không đáp ứng với methotrexat.
+ Liều: bắt đầu bằng liều 2,5mg/kg/ngày, chia 2 lần. Sau 4-8 tuần nếu không có hiệu quả tăng 0,5- 1mg/kg/ngày trong 1-2 tháng; cho đến khi đạt 5mg/kg/ngày. Liều an toàn thường dùng là 2-3mg/kg/ ngày. Thận trọng với bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.
+ Biệt dược: Neoral viên 25mg và 100mg; Sandimune ống 100mg.
e. Các tác nhân sinh học (các thuốc ức chế cytokin)
Là các tác nhân gây chẹn hoặc tương tác với các chức năng của các cytokin hoạt động trong cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp. Các thuốc thường dùng:
- Entanercept-Enbrel: ống 25mg. Liều 25mg 2 lần/tuần hoặc 50mg/tuần, tiêm dưới da.
- Intliximab-Remicade: ống 100mg, liều 3mg/kg/lần truyền tĩnh mạch chậm (ít nhất trong 2 giờ) vào tuần 0; 2; 6, sau đó nhắc lại mỗi 8 tuần.
- Chỉ định: viêm khớp dạng thấp nặng, kháng với điều trị thông thường.
- Tác dụng không mong muốn: lao và các nhiễm khuẩn cơ hội.
- Rituximab (MabThera, Rituxan ): thuốc ức chế tế bào B.
+ Chỉ định: tất cả các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với mục đích ngăn ngừa tổn thương khớp, có thể chưa từng điều trị với methotrexat hoặc không đáp ứng với methotrexat.
+ Liều: 500- 1000mg/lần truyền. Mỗi liệu trình 2 lần truyền cách nhau 02 tuần. Kết hợp với methotrexat.
Khoảng cách giữa liệu trình tiếp theo là 6-12 tháng.
+ Cách dùng: pha 500mg rituximab trong 500ml NaCI 9%, truyền tĩnh mạch chậm (X giọt/phút). Sau 30 phút nếu không có phản ứng bất thường có thể cho truyền nhanh hơn, XX-XXX giọt/phủt. Nên cho methylprednisolon (80mg) tiêm tĩnh mạch trước khi truyền rituximab 30 phút để hạn chế tác dụng phụ của thuốc như sốt, rét run, hạ huyết áp.
+ Chống chỉ định: tình trạng suy giảm miễn dịch nặng hoặc những người đang bị nhiễm trùng nặng hoặc được biết quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2. Các phương pháp khác
- Điều trị tại chỗ: tiêm corticoid tại các khớp còn viêm sau khi đã điều trị toàn thân.
- Phục hồi chức năng: nhằm làm giảm cứng và đau khớp, chống dính khớp; khuyến khích bệnh nhân tự vận động và tự phục vụ các sinh hoạt của bản thân.
- Nội soi rửa khớp: chỉ định khi viêm một vài khớp kéo dài khó kiểm soát.
- Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ màng hoạt dịch (hiện ít được chỉ định), thay khớp nhân tạo khi khớp giảm chức năng nặng.
Tóm tắt phác đò điều trị viêm khớp dạng thấp tại Việt Nam
Kết hợp đồng thời 3 nhóm thuốc dưới đây:
1. Thuốc chống viêm
- Corticoid liều cao, ngắn ngày, sau giảm liều dần (thường khoảng 1-2 tháng).
- Hoặc thuốc chống viêm không steroid.
2. Thuốc giảm đau
- Paracetamol hoặc các chế phẩm kết hợp khác.
3. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm
- Hydroxychloroquin hoặc chloroquln (đối với thể nhẹ).
- Methotrexat + chloroquin được lựa chọn hàng đầu.
- Salazopyrin chỉ định khi không dung nạp methotrexat.
- Methotrexat + chloroquin + salazopyrin.
- Methotrexat + cyclosporin A.
- Rituximab.


IV. THEO DÕI VÀ PHÒNG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


- Giáo dục bệnh nhân điều trị thuốc thường xuyên nhằm tránh các đợt tiến triển.
- Theo dõi nhằm dự phòng các tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ về lâm sàng: theo dõi cân nặng hàng tháng và khám mắt mỗi 6 tháng. Hàng ngày kiểm tra huyết áp, nhiệt độ, các triệu chứng dạ dày-tá tràng, tình trạng nhiễm khuẩn...
+ về xét nghiệm: kiềm tra định kì mỗi tháng cần xét nghiệm điện giải đồ, đường máu, chức năng gan, thận, tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein c phản ứng (CPR).
- Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập tránh dính và biến dạng khớp.


TÀI LIỆU TH AM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân (2000), “Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp”, Điều trị học Nội khoa tập I, Nhà xuất
bản Y học Hà Nội, tr. 206-212.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009), “Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp",
Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 88 -110.
3. Cronstein BN (2005), “Low-Dose methotrexate: A Mainstay in the Treatment of Rheumatiod
Arthritis” Pharmacol Rev, 2005, 57: 163-172.
4. Fleischmann RM. (2008), “Safety of Biologic Therapy in Rheumatiod Arthritis and other
Autoimmune Disiases: Focus on Rituximab”, Semin Arthritis Rheum. 2008 Mar 11.
5. Tanya D and Elena M, “Rheumatiod Arthritis: An Overview of New and Emerging Therapies”, J.
Clin. Pharmacol. 2005; 45;751.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large