Yếu cơ là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa, hình ảnh?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Yếu cơ là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa, hình ảnh

MÔ TẢ

Yếu cơ được đặc trưng bởi độ yếu, phân bố giải phẫu và các triệu chứng liên quan (ví dụ: dấu hiệu nơron vận động thấp, dấu hiệu nơron vận động cao , dấu hiệu định khu vỏ não).

Yếu cơ được đánh giá theo một thang điểm được phát triển bởi Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh quốc (MRC) trong suốt thế chiến II (xem Bảng 5.36).

BẢNG 5.36 Thang điểm đánh giá cơ lực theo Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh quốc

Độ

Đặc điểm

0/5

Không có co cơ

1/5

Co cơ

2/5

Cử động nhưng không thắng được trọng lực

3/5

Cử động thắng được trọng lực nhưng không thắng được sức cản

4-/5

Cử động thắng được trọng lực, chỉ thắng được sức cản yếu

4/5

Cử động thắng được sức cản và trọng lực

4+/5

Cử động thắng được trọng lực và sức cản với lực gần như mạnh nhất

5/5

Cơ lực bình thường

Evidence Based Physical Diagnosis, 2nd edn, St. Louis: Saunders, 2007

NGUYÊN NHÂN

Hay gặp

•    Nhồi máu vùng động mạch não giữa

•    Xuât huyết não

•    Nhồi máu ổ khuyết, trụ sau bao trong

•    Bệnh tủy xương

•    Chèn ép đơn dây thần kinh (ví dụ: hội chứng ống cổ tay)

•    Bệnh rễ thần kinh

•    Giảm kali máu

Ít gặp

•    Xơ cứng rải rác

•    Bệnh thần kinh ngoại vi

•    Nhồi máu vùng động mạch não trước

•    Hội chứng Guillain-Barré

•    Bệnh nhược cơ

•    Bệnh cơ

•    Liệt Todd

•    Hạ đường huyết

•    Bại liệt 

CƠ CHẾ

Cơ chế gây yếu cơ được phân loại theo phân bố giải phâu và các triệu chứng đi kèm (ví dụ: các dâu hiệu của nơron vận động trên, nơron vận động dưới, các dâu hiệu khu trú ở vỏ nao...). Xem Bảng 5.37 và 5.38.

Hình 5.120 Tuần hoàn phía trước và bản đồ chức năng, trung tâm vận động vỏ não

Reproduced, with permission, from Lewandowski CA, Rao CPV, Silver B, Ann Emerg Med 2008; 52(2): S7-S16, Fig 7

Cơ chế gây yếu cơ bao gồm:

1    tổn thương trung tâm vận động ở vỏ não

2    tổn thương trụ sau, bao trong

3    tổn thương thân não trung tâm

4    tổn thương tủy sống

5    bệnh rễ thần kinh

6    hội chứng Guihain-Barré

7    bệnh thần kinh ngoại vi

8    các rối loạn về liên kết thần kinh cơ

9    bệnh cơ

10    các bệnh chuyển hóa, ngộ độc, viêm nhiễm.

Tổn thương trung tâm vận động ở vỏ não

Gây liệt nửa người đối bên theo phân bố bản đồ chức năng của trung tâm vận động vỏ não (hay còn gọi là người lùn cân đối). Các dấu hiệu nơron vận động trên đi kèm khá trưng. Ngay sau khi xảy ra nhồi máu cấp vùng trung tâm vận động vỏ não, mất trương lực, liệt mềm, giảm hoặc mất phản xạ xuất hiện. Liệt cứng và tăng phản xạ sẽ xuất hiện sau vài ngày đến nhiều tuần.

Tổn thương trụ sau, bao trong Gây liệt vận động hoàn toàn nửa người đối bên gồm mặt, tay và chân. Các triệu chứng của nơron vận động trên đi kèm rất đặc trưng.

Do tính liền kề gần sát của các sợi thần kinh với nhau ^ ở khu vực trụ sau bao trong, thậm chí chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng có thể gây ra các dấu hiệu liệt hoàn toàn nửa người biểu hiện ở mặt, tay và chân. Nguyên nhân hay gặp nhất là nhồi máu ổ khuyết.

Tổn thương thân não trung tâm

Tổn thương thân não trung tâm có thể tác động đến nhân vận động dây thần kinh sọ và/ hoặc các dải đi xuống của các sợi vận động. Các tổn thương thân não được đặc trưng bởi các dấu hiệu vận động và/hoặc cảm giác mà chúng cắt ngang qua đường giữa (ví dụ: dấu hiệu thần kinh sọ cùng bên và dấu hiệu của các dải đối bên). Nguyên nhân bao gồm hội chứng mạch máu thân não trung tâm, nhồi máu xuất huyết, xơ cứng rải rác và u).

Tổn thương tủy sống

Tổn thương tủy sống một bên tác động lên dải vỏ tủy bên gây yếu cơ cùng bên. Các sợi thần kinh vận động trên cắt ngang tại bắt chéo tháp ở hành não. Các dấu hiệu nơron vận động trên khá đặc trưng.

Bệnh rễ thần kinh

Các triệu chứng vận động xảy ra theo phân bố của các rễ thần kinh. Tổn thương rễ thần kinh điển hình gây ra rối loạn cảm giác dương tính (ví dụ: đau), rối loạn cảm giác âm tính (ví dụ: giảm cảm giác) theo phân bố của một hoặc nhiều các rễ thần kinh. Các dấu hiệu thuộc nơron vận động dưới khá đặc trưng. Tổn thương cơ học các rễ thần kinh là nguyên nhân gây thoái hóa sợi trục và bao myelin nằm xa vị trí tổn thương (hay còn gọi là thoái hóa kiểu WaUerian), dẫn đến giảm cảm giác và vận động theo phân bố của rễ thần kinh tổn thương. Nguyên nhân hay gặp bao gồm gai đôi cột sống, bệnh về đĩa gian đốt sống và các khối u. Xem Bảng 5.38.

Hình 5.121 Các vùng phân bố động mạch não

A,    Vùng bên vỏ não

B,    Vùng trung tâm vỏ não.

Reproduced, with permission, from Goldman L, Ausiello D, Cecil Medicine, 23rd edn, Philadelphia: Saunders, 2007:Fig 430-3.

Hội chứng GuiUain-Barré (GBS)

Hội chứng Guillain–Barré (GBS), hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ thần kinh thoái hóa myelin cấp tính, được đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa myelin cùng tổn thương thoái hóa nhiều sợi trục và thâm nhiễm lympho và đi kèm với tình trạng viêm nhiễm trước đó (ví dụ: ampylobacter jejuni, herpes viruses, Mycoplasma pneumoniae). Hội chứng Guillain Barré điển
hình gây nên liệt mềm ở nhóm cơ ngọn chi, tiến triển dần về gốc chi (hay còn gọi là yếu
cơ theo xu hướng lên trên). Các triệu chứng nơron vận động dưới khá đặc trưng.

Hình 5.122 Giải phẫu nơron vận động trên Reproduced, with permission, from Clark
RG, Manter and Gatz’s Essential Neuroanatomy and Neurophysiology, 5th edn, Philadelphia: FA Davis Co, 1975.


BẢNG 5.37 Triệu chứng nơron vận động trên và dưới

• Co cứng

• Rung cơ khu trú

• Giật rung

• Teo cơ

• Yếu cơ

• Giảm trương lực cơ

• Tăng phản xạ

• Yếu cơ

• Dấu hiệu Babinski

• Giảm/mất phản xạ

Các loại hình yếu cơCơ chế

Tay và chân

•    Tổn thương trung tâm vận động ở vỏ não đối bên

•    Tổn thương tủy sống cổ cùng bên

•    Tổn thương trụ sau bao trong đối bên

•    Liệt Todd

Yếu cơ

HÌNH 5.124

•    Hội chứng GuiUain-Barré

•    Liệt Tick

Yếu xu hướng đi xuống

•    Ngộ độc thịt

•    Hội chứng Miller Fisher tiến triển thành Guillain Barré

•    Bệnh đa dây thần kinh do bạch hầu

Chân và tay hai bên

•    Tổn thương hoàn toàn tủy cổ

•    Hội chứng tủy trước

Chi trên hai bên

Bệnh rỗng tủy cổ

Bệnh rễ tủy cổ

Các nhóm cơ ngọn chi

• Bệnh thần kinh ngoại vi
• Loạn dưỡng cơ

Tay và mặt

• Nhồi máu động mạch não giữa

Mặt, tay và chân

•    Tổn thương trụ sau bao trong

•    Nhồi máu vùng động mạch não trước và não giữa

Mặt một bên và chân tay đối bên

• Tổn thương thân não

Chân

•    Bệnh rễ thắt lưng

•    Nhồi máu động mạch não trước

•    Tổn thương tủy sống một bên dưới T1

Phân bố theo thần kinh ngoại vi• Bệnh chèn ép đơn dây thần kinh

Phân bố theo rễ thần kinh

• Bệnh rễ thần kinh

Nhóm cơ ngọn chi

• Bệnh rễ thần kinh

• Bệnh về cơ

Bệnh thần kinh ngoại vi

Nguyên nhân bao gồm bệnh đơn dây thần kinh và bệnh thần kinh ngoại vi phụ thuộc chiều dài.

CHÈN ÉP ĐƠN DÂY THẦN KINH

Tổn thương cơ học gây thoái hóa sợi trục và myelin xa vi trí tổn thương (hay còn gọi là thoái hóa kiểu Wallerian), gây giảm vận động và cảm giác theo phân bố của dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương. Nguyên nhân bao gồm hội chứng đường hầm cổ tay, liệt thần kinh mác chung và liệt thần kinh quay (ví dụ: liệt “đêm thứ Bảy”).

BỆNH THẦN KINH NGOẠI VI PHỤ THUỘC CHIỀU DÀI

Bệnh thần kinh ngoại vi phụ thuộc chiều dài có thể có nguyên nhân từ sựsuy giảm chức năng của màng nhân trong tổng hợp enzym, protein, rối loạn chức năng dẫn truyền sợi trục hay rối loạn chuyển hóa năng lượng. Rối loạn chuyển hóa tại dây thần kinh ngoại vi gây thoái hóa^ các sợi thần kinh ở đầu xa và theo hướng về phía trung tâm. Nguyên nhân bao gồm đái tháo đường typ 2, uống rượu và các bệnh di truyền về thần kinh.

Các rối loạn về liên kết thần kinh cơ

Bệnh nhược cơ gây nên bởi các kháng thể trực tiếp kháng receptor của acetylcholin trên màng thần kinh cơ sau synap. Bệnh nhược cơ điển hình tác động đến cơ mắt và cơ mặt, thông qua giảm cơ lực khiến bệnh nhân giảm vận động. Hội chứng Lambert-Eaton là hội chứng cận u liên quan đến ung thư phổi tế bào nhỏ, gây nên bởi các kháng thể kháng kênh canxi trước synap. Đặc trưng bởi yếu cơ gốc chi và yếu kiểu nhất thời tăng lên khi vận động.

Các bệnh về cơ

Các bệnh về cơ về mặt điển hình thường gây yếu cơ gốc chi. Một ngoại lệ là trường hợp loạn dưỡng có xu hướng tác động lên nhóm cơ vùng sọ và ngọn chi. Nguyên nhân gây các bệnh về cơ gồm loạn dưỡng cơ, bệnh chuyển hóa cơ và bệnh viêm cơ.

Các bệnh về cơ liên quan chuyển hóa, ngộ độc và viêm nhiễm

Các bệnh về chuyển hóa và ngộ độc có thể gây yếu cơ vì những thay đổi trong tính hưng phấn (nói cách khác liên quan đến điện thế nghỉ của màng) của các sợi thần kinh và/hoặc các sợi cơ, hoặc vì chất độc tác động trực tiếp lên thần kinh hoặc cơ. Nguyên nhân bao gồm hạ kali máu, hạ đường máu, ngộ độc strychnin, cơ tetani và bệnh ngộ độc thịt.

CLOSTRIDIUM BOTULINUM

Bệnh ngộ độc thịt có tác nhân là vi khuẩn Clostridium botulinum, vi khuẩn này sản sinh ra chất độc ngăn chặn sự giải phóng acetylcholin từ cúc tận cùng.

LIỆT TICK

Liệt Tick gây nên bởi một chất được sản sinh từ con bọ ve khi hút máu người, làm tăng vận chuyển natri qua màng mà không tác động lên liên kết thần kinh cơ. Chức năng của cúc tận cùng sẽ nhanh chóng cải thiện sau khi loại bỏ bọ ve. Các đặc trưng của bệnh gồm liệt mềm và thất điều cấp tính, có thể gây tổn thương hành tủy và ngừng hô hấp.

Ý NGHĨA

Phân độ, phân bố và tiến triển của yếu cơ cùng các triệu chứng đi kèm (ví dụ: các dấu hiệu nơron vận động trên, nơron vận động dưới, khu trú ở vỏ não) rất quan trọng khi đánh giá nguyên nhân gây bệnh.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large