Giảm phản xạ và mất phản xạ là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Giảm phản xạ và mất phản xạ là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa, hình ảnh

MÔ TẢ

Phản xạ căng cơ giảm hoặc biến mất mặc dù đã thực hiện các biện pháp tăng cường. Giảm phản xạ có ý nghĩa bệnh lý trong các tình huống lâm sàng sau:4

1    Giảm phản xạ kèm triệu chứng của neuron vận dộng dưới. (VD: rung giật bó cơ, giảm trương lực cơ, yếu cơ)

2    Phản xạ không đối xứng

NINDS đưa ra phương pháp đã được chuẩn hóa để phân độ phản xạ (xem bảng 5.17).

NGUYÊN NHÂN

Thường gặp

•    Biến thể bình thường

•    Bệnh rễ thần kinh (VD: thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp)

•    Bệnh thần kinh ngoại biên


Ít gặp

•    Chấn thương tủy sống cấp

•    Hội chứng Guillan-Barre

•    Bại liệt

CƠ CHẾ

1    Bệnh thần kinh ngoại biên

2    Bệnh rễ thần kinh

3    Hội chứng Guillan-Barre

4    Bệnh tế bào sừng trước

5    Tổn thương neuron vận động trên cấp

6    Biến thể bình thường 

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh một dây thần kinh do chèn ép (VD: hội chứng ống cổ tay) dẫn tới tình trạng suy giảm các chức năng thần kinh từ phần xa cho đến vị trí dây thần kinh Các nguyên nhân thường gặp có hội chứng ống cổ tay, liệt thần kinh quay, liệt thần kinh mác chung (xem Table 5.19). Bệnh dây thần kinh phụ thuộc chiều dài biểu hiện các triệu chứng cảm giác, vận động và phản xạ theo kiểu mang găng mang vớ kinh điển. Các triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ càng nặng khi càng nhiều sợi thần kinh gần trục bị tôn thương . Các nguyên nhân thường gặp gồm có đái tháo đường, rượu và thuốc.

Bệnh rễ thần kinh

Trong các bệnh lý rễ, giảm hoặc mất phản xạ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm giác âm tính trong cùng một khoanh cảm giác. Các phản xạ giảm nhiều do rối loạn chức năng đường hướng tâm của cung phản xạ.121 .Ở người trẻ hơn 45 tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh lý của đĩa gian đốt Ở những bệnh nhân già hơn, lại là thoái hóa đốt sống hoặc gai đốt gống. (see Table 5.20)121.

Hội chứng GuiUain-Barré

(Hội chứng Guihain-Barré) gây mất phản xạ

theo vùng chi phối của rễ thần kinh, đặc

trưng bởi các triệu chứng của neuron vận

động dưới (giảm trương lực cơ, yếu cơ, mất

phản xạ) tiến triển từ ngọn chi về phía gốc chi.

Bệnh lý tế bào sừng trước

Bệnh lý tế bào sừng trước gây giảm phản xạ do rối loạn chức năng đường ly tâm của cung phản xạ, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực). Các nguyên nhân bao gồm các bệnh của neuron vận động (VD: xơ cột bên teo cơ), bại liệt và teo cơ tủy sống.

BẢNG 5.19 Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong bệnh lý thần kinh ngoại biên

Thần kinh ngoại biên

Phản xạ

Cơ, động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

Thần kinh nách

Không

Cơ delta

Toàn bộ cơ delta

•    Trật khớp vai ra trước

•    Gãy cổ xương cánh tay

Thần kinh cơ bì

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ nhị đầu

Cơ cánh tay

Mặt bên cẳng tay

• Hiếm gặp

Thần kinh quay

Phản xạ gân cơ tam đầu và cơ ngửa

Cơ tam đầu

Cơ duỗi cổ tay 

Cơ cánh tay quay 

Cơ ngửa

Mặt sau bên cẳng tay Mặt lưng ngón cái và ngón trỏ

•    Liệt do đi nạng

•    Liệt đêm thứ bảy

•    Gãy xương cánh tay

•    Kẹt trong cơ ngửa

Thần kinh giữa

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp dài các ngón 1,2,3

Cơ gấp cổ tay 

Cơ sấp

Cơ dạng ngón cái ngắn

Mặt lòng các ngón 1,2,3 và một nửa ngoài ngón 4.

•    Hội chứng ống cổ tay

•    Chấn thương trực tiếp

Thần kinh trụ

Không có

Các cơ bàn tay ngoại trừ cơ dạng ngón cái ngắn, hai cơ giun ngoài, cơ đối ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn.

Cơ gấp cổ tay trụ

Cơ gấp dài các ngón 4 và 5

Mặt lòng ngón 5 và nửa trong ngón 4

•    Chấn thương

•    Nằm giường lâu

•    Gãy mỏm khuỷu

•    Hạch khớp cổ tay

Thần kinh bịt

Phản xạ cơ khép

Cơ khép

Mặt trong đùi

•    Khối u vùng chậu

•    Thai kỳ

Thần kinh đùi

Phản xạ khớp gối

Duỗi gối

Mặt trước trong đùi và cẳng chân đến mắt cá trong

•    Thoát vị đùi

•    Thai kỳ

•    Khối máu tụ vùng chậu

•    Áp xe cơ thắt lưng

Thần kinh mác chung

Không có

Gặp lưng bàn chân và lật sấp

Mặt trước cẳng chân, mu chân và mặt lưng các ngón

•    Gãy cổ xương mác

•    Gãy xương chậu hay trật khớp háng

Thần kinh chày

Phản xạ gân gót

Gập lòng bàn chân và lật ngửa

Mặt sau cẳng chân và gan bàn chân

• Hiếm gặp

Neurological Differential Diagnosis, New York: Springer-Verlag, 1977; p 211.

BẢNG 5.20 Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong các bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Rễ thần kinh

Phản xạ

Các cơ/Động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

C5

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ Delta

Cơ trên gai 

Cơ dưới gai 

Cơ trám

Mặt trước ngoài cánh tay

•    Viêm thần kinh cánh tay

•    Thoái hóa đốt sống cổ

•    Đứt thân trên đám rối cánh tay

C6

Cơ ngửa

Cơ cánh tay quay

Cơ cánh tay

Mặt ngoài cẳng tay, kể cả ngón cái

•    Tổn thương đĩa gian đốt

•    Thoái hóa đốt sống cổ

C7

Phản xạ gân cơ tam đầu

Cơ lưng rộng

Cơ ngực lớn 

Cơ tam đầu 

Các cơ duỗi cổ tay 

Các cơ gấp cổ tay

Toàn bộ cơ tam đầu, chính giữa mặt sau cẳng tay và hai ngón 2, 3

•    Tổn thương đĩa gian đốt

•    Thoái hóa đốt sống cổ

C8

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp các ngón Cơ duỗi các ngón Cơ duỗi cổ tay trụ

Mặt trong cẳng tay và hai ngón 4, 5

• Hiếm gặp trong các tổn thương đĩa gian đốt và thoái hóa đốt sống

T1

Không có

Các cơ bàn tay

Nách đến mỏm khuỷu

•    Xương sườn cổ

•    Hội chứng lối thoát ngực

•    Khối u Pancoast

•    Ung thư di căn

L2

Không có

Cơ gấp đùi

Chéo phần trên đùi


L3

Phản xạ cơ khép và phản xạ gân gối

Cơ khép Cơ tứ đầu đùi

Chéo phần dưới đùi

•    U sợi thần kinh

•    U màng tủy

•    Di căn

L4

Phản xạ gân

gối

Các cơ ngửa bàn chân

Chéo qua đầu gối đến mắt cá trong


L5

Không có

Các cơ gập lưng bàn chân

Trước ngoài cẳng chân đến mu và gan bàn chân

•    Thoát vị đĩa đệm

•    Di căn

•    U sợi thần kinh

S1

Phản xạ gân

gót

Các cơ gập lòng và lật sấp bàn chân

Mắt cá ngoài đến ngón 5

•    Thoát vị đĩa đệm

•    Di căn

•    U sợi thần kinh

Neurological Differential Diagnosis, New York: Springer-Verlag, 1977; p 211.

Tổn thương neuron vận động trên cấp tính

Tổn thương đoạn tủy cổ và ngực trên cấp tính có thể gây hội chứng choáng tủy với các triệu chứng mất phản xạ, liệt mềm, mất cảm giác hoàn toàn và rối loạn chức năng giao cảm dưới vị trí tổn thương.48 Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, các tế bào thần kinh tủy sống ít bị kích thích hơn; có thể do sự mất sự kiểm soát trương lực cơ của neuron gamma làm giảm tính nhạy cảm của các thoi cơ và các xung thần kinh hướng tâm.

Biến thể bình thường

Giảm dẫn truyền phản xạ hoặc không có phản xạ đơn thuần, không liên quan đến bệnh lý thần kinh.122,123 Giảm hoặc mất phản xạ chỉ có ý nghĩa khi kèm theo các triệu chứng của neuron vận động dưới (VD: hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực), trong trường hợp phản xạ không đối xứng hoặc có các dấu thần kinh khu trú.

Ý NGHĨA

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường, và một tỷ lệ nhỏ dân số có tăng phản xạ nói chung. Giá trị lâm sàng của khám phản xạ trong phát hiện bệnh lý rễ cổ và rễ thắt lưng cùng được trình bày trong Bảng 5.21.

BẢNG 5.21 Giá trị lâm sàng của triệu chứng phản xạ trong bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Khám phản xạ

Độ nhạy %

Độ chuyên%

Tỉ số khả dĩ dương

Tỉ số khả dĩ âm

Giảm phản xạ gân cơ nhị đầu hoặc gân cơ cánh tay quay phát hiện bệnh lý rễ C6 127

53

96

14.2

0.5

Giảm phản xạ gân cơ tam đầu phát hiện bệnh lý rễ C7127128

15-65

81-93

3.0

NS

Bất đối xứng phản xạ gân cơ tứ đầu đùi phát hiện bệnh lyre L3 hoặc L4129-131

30-57

93-96

8.7

0.6

Bất đối xứng phản xạ gân gót phát hiện bệnh lý rễ S136 129-132

45-91

53-94

2.9

0.4

Evidence Based Physical Diagnosis, 2nd edn, St. Louis: Saunders, 2007.



Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large