BỐN BIẾN CHỨNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ HAY GẶP Ở NGƯỜI PARKINSON (Phần 2)

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

3. 50% bệnh nhân Parkinson bị táo bón

Táo bón xảy ra do tình trạng chậm vận chuyển thức ăn qua ruột già (giảm nhu động ruột), và sự có mặt của thể Lewy trong tế bào thần kinh ruột chính là nguyên nhân sâu xa gây nên biến chứng tiêu hóa này của bệnh Parkinson.

Ngoài ra, các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson (như Artane và Cogentin ), thuốc chống trầm cảm, thói quen ăn ít chất xơ, nhiều sữa, ít vận động, stress có thể là những nguyên nhân  gây táo bón.

Táo bón thường xảy ra sớm trong quá trình tiến triển của bệnh và có thể xuất hiện trước cả các dấu hiệu rối loạn vận động như run, co cứng cơ, chậm vận động một vài năm.

Một nghiên cứu trên hơn 6.000 năm gới không bị Parkinson  đã cho thấy rằng nguy cơ tương mắc Parkinson tăng gấp 4 lần ở những nam giới đại tiện ít hơn 1 lần/ngày so với những người đi nhiều hơn 1 lần.

Vì vậy, nếu bạn ở tuổi trung niên và bị táo bón kéo dài trên 3 tuần, kèm theo đi ngoài ra máu, đau bụng, sút cân, hãy đi khám để phát hiện sớm Parkinson.

Việc điều trị táo bón được ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc như: tăng lượng chất lỏng, chất xơ hòa tan (trái cây, rau, đậu, và bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc), tăng cường tập luyện và ngừng dùng các thuốc nghi ngờ làm trầm trọng thêm táo bón.

Nếu phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng như Pericolace, psyllium, sữa magiê, polyethylene glycol, hoặc thuốc chữa táo bón mạn tính prucalopride. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng các thuốc nếu chưa được bác sỹ chỉ định, bởi các thuốc này có thể làm tăng nặng tình trạng run, co cứng cơ trong bệnh Parkinson.
 

Táo bón, rối loạn đại tiện có thể là biến chứng của bệnh Parkinson

4. Rối loạn chức năng đại tiện – biến chứng tiêu hóa phổ biến ở người bệnh Parkinson

Rối loạn chức năng đại tiện ở bệnh nhân PD có thể do các bất thường trong phối hợp vận động cơ từ vùng ruột kết tới hậu môn.

Các biểu hiện của bệnh bao gồm cảm giác khó chịu, đau bụng, và đại tiện không hết. Rối loạn chức năng này được coi là một dạng rối loạn trương lực cơ cục bộ, gây ảnh hưởng đến hơn 60% người mắc bệnh Parkinson.

Bác sỹ có thể tiêm dưới da chất chủ vận dopamin hoặc tiêm độc tố Botulinum vào cơ vòng hậu môn và/ hoặc cơ mu trực tràng để cải thiện rối loạn chức năng đại tiện cho người bệnh Parkinson.

Ở những người bệnh Parkinson gặp phải các biến chứng về tiêu hóa thì chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kể, đặc biệt là các ca trong tình trạng khẩn cấp.

Chính vì vậy, biết được dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa, hướng điều trị phù hợp các vấn đề này là cách hiệu quả để người bệnh Parkinson có một cuộc sống thoải mái hơn.

Trích nguồn:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4460543/
http://www.pdf.org/en/gastrointestinal_problems_pd
http://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/parkinsons-disease-swallowing-problems

👩‍⚕️ HÃY LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.   

☎️ Tel – Zalo - Facebook - Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116

📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.  

👩‍⚕️ Phương châm sống, làm việc: LUÔN LẤY TÂM LÀM GỐC - LẤY CHỮ TÍN LÀM ĐẦU - COI BỆNH NHÂN NHƯ CHÍNH NGƯỜI THÂN CỦA MÌNH.

👩‍⚕️Tôn chỉ điều trị bệnh: “Điều trị bệnh phải tìm đến gốc - Trị vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Trị vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large