BỐN BIẾN CHỨNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ HAY GẶP Ở NGƯỜI PARKINSON (Phần 1)

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Bệnh Parkinson có thể gây ra 4 biến chứng trên đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Parkinson là một chứng bệnh được biết đến với các triệu chứng rối loạn vận động như chân tay run rấy, cơ cứng đờ, đi lại chậm chạp, khó giữ thăng bằng toàn cơ thể.

Vậy nhưng ít ai biết được rằng người mắc bệnh này còn phải trải qua những triệu chứng khó chịu hơn nữa, đó là các biến chứng trên hệ tiêu hóa như khó nuốt, liệt dạ dày, đầy hơi, táo bón và rối loạn đại tiện. Chúng tác động trực tiếp làm giảm chất lượng sống và là lý do khiến người bệnh Parkinson bị suy kiệt ở thời gian cuối của bệnh.

Vì sao người bệnh Parkinson gặp phải các biến chứng tiêu hóa?

Các nhà khoa học đã đưa ra 2 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người bệnh Parkinson: Đầu tiên là sự ảnh hưởng của các rối loạn vận động bao gồm cứng cơ, chậm vận động, làm cho quá trình nhai, nuốt và đưa thức ăn xuống dạ dày trở nên khó khăn hơn.

Não bộ và ruột có một mối liên hệ mật thiết, chúng kết nối với nhau thông qua các dây phế vị (dây thần kinh thứ X) chạy từ não xuống vùng bụng. Bệnh Parkinson gây ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh phế vị, vì vậy chức năng tiêu hóa của người bệnh cũng gặp phải các rối loạn tương tự như rối loạn hệ thần kinh – cơ.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy thể Lewy (cấu trúc protein bất thường) trong tế bào thần kinh ở ruột của người bị Parkinson. Điều này gợi ý rằng tổn thương tế bào ruột có thể báo hiệu sự khởi phát bệnh Parkinson, còn tình trạng chết đi hàng loạt tế bào não lại là giai đoạn khá muộn của bệnh.

1. Khó nuốt xảy ra ở 10% - 80% người bệnh Parkinson

Nuốt khó gặp ở đa số người bệnh Parkinson giai đoạn muộn, nhưng đôi khi xuất hiện từ sớm, làm tăng nguy cơ bị sặc thức ăn hoặc nước uống vào đường hô hấp, có thể gây viêm phổi cho họ. 

Nguyên nhân có thể do các bất thường trong sự phối hợp của cơ hầu họng và thực quản. Ngoài ra, nuốt khó cũng có thể liên quan tới sự xuất hiện của một vài thể Lewy hoặc thoái hóa tế bào thần kinh trong các đám rối thực quản hay tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson.


Bệnh Parkinson gây biến chứng khó nuốt ở 80% người bệnh

Tình trạng này được đánh giá bằng xét nghiệm nuốt barium hoặc video huỳnh quang. Hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho chứng nuốt khó, trong một số trường hợp thì thuốc chứa levodopa có thể hữu ích. Một số hướng dẫn sau đây có thể giúp người bệnh Parkinson đối phó với tình trạng này:

- Đồ ăn: nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Có thể xay nhuyễn thức ăn với độ đặc vừa phải.

Tư thế ngồi ăn: Ngồi thẳng lưng một góc 90 độ, hơi nghiêng đầu về phía trước. Nên ngồi hoặc đứng thẳng khoảng 15-20 phút sau khi ăn. Tránh nói chuyện, giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu và nên tập trung khi ăn.

- Cách ăn: Ăn chậm, ăn ít trong mỗi miếng, khoảng dưới 1/2 thìa cà phê, nên cắt thức ăn thành nhiều phần nhỏ và nhai kỹ.

- Lưu ý khi nuốt: Người bệnh có thể cần phải nuốt 2 hoặc 3 lần mỗi miếng. Nếu thức ăn bị ứ trong cổ họng, bạn có thể ho nhẹ nhàng và nuốt một lần nữa trước khi thở, lặp lại động tác trên nếu cần thiết. Người bệnh Parkinson có thể làm tăng lượng nước bọt và tăng phản xạ nuốt, giúp quá trình tiêu thụ thức ăn được dễ dàng hơn bằng cách uống nhiều chất lỏng, ăn kem que, uống nước đá, nước chanh.

2. Bệnh Parkinson gây rối loạn chức năng dạ dày

Rối loạn chức năng dạ dày, còn gọi là liệt dạ dày, làm giảm tốc độ lưu chuyển xuống ruột non và khiến thức ăn lưu tại đây quá lâu. Tình trạng này được biểu hiện qua một số dấu hiệu như đầy bụng sau ăn hoặc khó chịu ở bụng, mau no, buồn nôn, và sút cân. Các hướng dẫn sau có thể giúp người bệnh kiểm soát biến chứng này dễ dàng:

- Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, tránh thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ khó hòa tan

- Đi bộ 1-2 giờ sau bữa ăn.

- Nằm xuống sau bữa ăn, nhưng lưu ý kê cao đầu nếu người bệnh có các biến chứng khác liên quan đến huyết áp và bệnh tim.

- Phương pháp điều trị bằng thuốc bao gồm: thuốc uống như Domperidone hoặc tiêm tĩnh mạch erythromycin. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp điều trị ngắn hạn, do sự e ngoại về tác dụng phụ của các thuốc này.

- Các biện pháp làm giảm buồn nôn: uống nước lạnh hoặc nước chứa một chút đường có thể giúp ổn định dạ dày, nên uống vào giữa bữa ăn. Tránh nước ép cam và bưởi vì có thể gây nôn, không trộn thức ăn nóng và lạnh lẫn nhau và tránh đánh răng ngay sau khi ăn.

Trích nguồn:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4460543/
http://www.pdf.org/en/gastrointestinal_problems_pd
http://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/parkinsons-disease-swallowing-problems

👩‍⚕️ HÃY LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.   

☎️ Tel – Zalo - Facebook - Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116

📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.  

👩‍⚕️ Phương châm sống, làm việc: LUÔN LẤY TÂM LÀM GỐC - LẤY CHỮ TÍN LÀM ĐẦU - COI BỆNH NHÂN NHƯ CHÍNH NGƯỜI THÂN CỦA MÌNH.

👩‍⚕️Tôn chỉ điều trị bệnh: “Điều trị bệnh phải tìm đến gốc - Trị vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Trị vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large