Bị Parkinson thì sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Parkinson là bệnh rối loạn chức năng vận động do thoái hóa cấu trúc hệ thần kinh trung ương, làm suy giảm khả năng vận động, nhận thức, tư duy và một số chức năng khác. Khi mắc bệnh Parkinson nhiều người không biết bệnh tồn tại bao nhiêu thời gian. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh:

Đặc điểm của bệnh Parkinson

Tuy bệnh Parkinson không gây tử vong nhưng lại được xếp vào nhóm bệnh mạn tính và có tiến triển. Vì vậy tình trạng của người bệnh Parkinson sẽ nặng dần lên theo thời gian. Do nhiều yếu tố nên bệnh Parkinson tiến triển khác nhau ở mỗi người.

Triệu chứng rối loạn vận động biểu hiện ở mỗi người bệnh không giống nhau, do đó tiến triển bệnh cũng sẽ khác nhau.
Một số người có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nhiều trường hợp bệnh Parkinson khởi phát sớm, người bệnh sống chung với Parkinson trong nhiều năm mà không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, trong khi nhiều bệnh nhân đã gặp phải rối loạn vận động mức độ nặng ngay ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng không thuộc về vận động cũng biểu hiện rất khác nhau ở mỗi người. Có người sẽ bị trầm cảm trước, trong khi vài trường hợp khác lại là suy giảm nhận thức.

Bệnh Parkinson sống được bao lâu?

Những người mắc bệnh Parkinson sẽ mắc phải rối loạn này theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Một số người có thể sẽ chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng lần lượt qua 5 giai đoạn bệnh, nhưng một số người khác thì sẽ có thể bỏ qua một vài giai đoạn và phát triển luôn đến những giai đoạn cuối. Một số người sẽ có thể trải qua giai đoạn 1 của bệnh trong vòng vài năm với rất ít triệu chứng, nhưng một số người khác có thể sẽ phát triển bệnh rất nhanh và đến ngay giai đoạn cuối.

Triệu chứng chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể

Giai đoạn đầu tiên của bệnh Parkinson thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Một số người thậm chí còn không phát hiện ra triệu chứng trong giai đoạn sớm nhất này. Các triệu chứng về vận động tinh trong giai đoạn một bao gồm run, lắc chân tay.

Các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến vận động ở cả 2 bên cơ thể

Một khi các triệu chứng về vận động của bệnh Parkinson bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể thì tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi đi lại và duy trì trạng thái thăng bằng khi đứng. Bạn cũng có thể sẽ bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi vận động thể chất vốn rất dễ dàng trước đây.

Trong suốt giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu cần phải uống thuốc. Loại thuốc đầu tiên thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson là thuốc chủ vận dopamine. Loại thuốc này sẽ kích hoạt các thụ thể dopamine và khiến các chất dẫn truyền thần kinh di chuyển và truyền tín hiệu dễ dàng hơn.

Triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn nhưng bạn vẫn có thể hoạt động mà không cần trợ giúp

Đây được coi là giai đoạn giữa của bệnh Parkinson. Trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải những khó khăn rất rõ ràng trong việc đi lại, đứng và các hoạt động thể chất khác. Những triệu chứng này có thể sẽ gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn sẽ dễ bị ngã hơn và các hoạt động thể chất hàng ngày của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, đa số người bệnh trong giai đoạn này vẫn có thể duy trì sự tự lập và cần rất ít sự hỗ trợ từ những người khác.

Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và thậm chí là khuyết tật, cần có sự hỗ trợ của người ngoài để đi, đứng và di chuyển

Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn và suy nhược nhiều hơn.

Đa số những người trong giai đoạn 4 đều không thể tự sống một mình được, họ cần sự giúp đỡ của người chăm sóc hoặc người thân để thực hiện những công việc hết sức bình thường.

Triệu chứng nghiêm trọng nhất và người bệnh phải ngồi xe lăn hoặc nằm liệt giường

Giai đoạn cuối của bệnh Parkinson là giai đoạn nặng nhất. Người bệnh sẽ không thể thực hiện được bất cứ hoạt động nào, nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Do vậy, người bệnh buộc phải có người chăm sóc thường xuyên túc trực bên cạnh.

Chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giảm đi rất nhanh trong giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Ngoài việc các triệu chứng vận động tiến triển, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề khác liên quan đến giao tiếp và trí nhớ. Vào thời điểm này, điều trị và dùng thuốc gần như sẽ không đem lại hiệu quả gì.

Những cách giúp người bệnh sống lâu hơn khi bị Parkinson?

Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt trước khi các biến chứng của của bệnh bắt đầu nặng lên.

Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc, sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống phù hợp cũng sẽ giúp cho người bệnh nâng cao sức khỏe.

- Kiểm soát chế độ ăn: nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt là trái cây, rau củ quả, các loại cá biển, quả hạch giúp bổ sung chất chống oxy hóa, chất béo tốt có lợi cho hoạt động của não bộ và hệ tiêu hóa.

- Tăng cường luyện tập thể dục đã được chứng minh có thể cải thiện chứng run rẩy, co cứng cơ bắp, làm giảm nguy cơ té ngã ở người Parkinson.

- Nghỉ ngơi thường xuyên và cố gắng ngủ đủ giấc.

- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thường xuyên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, hoặc hít sâu thở chậm. Chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân cũng chính là cách làm giảm lo lắng rất hiệu quả.

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người bệnh Parkinson đã tăng lên đáng kể nhờ những tiến bộ trong y học điều trị. Bởi vậy việc phát hiện sớm và điều trị triệu chứng kịp thời là “chìa khóa vàng” để làm giảm những biến chứng của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

 



Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large