Đa phần các trường hợp trẻ bị chảy máu cam là do tích nhiệt từ chế độ ăn uống chưa hợp lý. Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày của trẻ.
- Các loại thực phẩm tươi ngon và rau xanh chứa nhiều vitamin C cần bạn lưu lại trong danh sách đi chợ mỗi ngày như: cam, chanh, quýt, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, hoa kim châm, cá thu, cá trích, cá bơn sao… Trái cây có thể ăn dạng nguyên bản hoặc chế biến thành các món nước ép đa dạng, rau củ quả chế biến đa dạng từ súp, cháo, nấu canh để trẻ không cảm thấy ngán.
- Canh mướp với định lượng 100g thịt heo xay, 200g mướp tươi gọt vỏ, 50g rau ngót, 4 lá bạc hà và gia vị. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 5 ngày.
- Canh rau má cũng ăn mỗi ngày một lần, ăn liên tục 5 ngày. Món canh dân dã nấu với định lượng như sau: 100g rau má, 20g tôm nõn, 50g cỏ nhọ nồi, gia vị.
- Chè đậu đen được nấu với định lượng 100g đậu đen, 30g đường phèn. Ăn mỗi ngày một lần, ăn liên tục 5 ngày.
- Ngó sen hầm móng giò: sử dụng ngó sen tươi khoảng 200g hầm cùng 1-2 móng giò cho trẻ ăn 1-2 lần/1 tuần.
- Lươn nấu lá ngải cứu với định lượng khoảng 200g thịt lươn và 100g ngải cứu, ăn 1 tuần/1 lần giúp trẻ hạn chế tình trạng chảy máu cám.
- Ngoài ra, trẻ bị chảy máu cam nên uống thêm vitamin C theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
- Nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nóng như ớt, tiêu hay uống các loại nước ngọt có ga…
Một số biện pháp phòng ngừa chảy máu mũi trở lại
Sau khi máu ngưng chảy thì cần có một số biện pháp để ngăn tình trạng này quay trở lại:
- Cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ
- Tuyệt đối không cho trẻ uống đồ nóng, thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu cam
- Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục như chạy, tránh nhấc vật nặng
- Nếu trẻ bị táo bón thì cho uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn
- Có thể làm ẩm niêm mạc mũi bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý
Vấn để chính không phải là trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì mà là cách xử lý tại chỗ và phòng ngừa tình trạng chảy máu mũi quay trở lại. Mẹ nên tham khải thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phù hợp.