Làm thế nào để hết khô mũi vào mùa đông?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị khi rát, trong đó, đa số là do ảnh hưởng của các căn bệnh hô hấp. Ngoài ra còn các nguyên nhân như:

- Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết trở lạnh, hanh khô là thủ phạm chính khiến người bệnh bị khô mũi vào mùa đông.

- Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài.

- Có rất nhiều công việc dễ khiến bạn dễ bị khô mũi hơn, ví dụ như: Các công việc văn phòng, tài xế lái xe làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Ngoài ra, những môi trường có chứa hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

- Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến cho hormone trong cơ thể bạn thay đổi, dẫn đến tình trạng khô mũi khó thở.

- Tiếp xúc trực tiếp với một số loại chất kích thích như khói thuốc lá, khí thải cũng khiến cho mũi bạn trở nên khô rát hơn.

Mũi bị khô có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt như thế nào?

Khô mũi là biểu hiện của một số bệnh hô hấp, không phải là bệnh quá nghiêm trọng, không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng có thể kéo theo một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của bạn như: Stress, mất ngủ, chảy máu mũi, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung khi học tập và làm việc…

Bên cạnh đó, nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị, một số bệnh hô hấp có thể biến chứng nặng hơn thành mãn tính hoặc các bệnh nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa… khiến cho tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu mũi thường xuyên gây nhiễm trùng thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng mũi bị khô rát, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để được chữa trị kịp thời.  

Phòng tránh bệnh khô mũi

Để phòng tránh tình trạng khô mũi, đặc biệt là khi thời tiết vào đông hay khi bạn phải làm việc thường xuyên trong phòng điều hòa, hãy áp dụng các phương pháp sau:

- Rửa mũi hàng ngày bằng bình rửa mũi chuyên dụng, kết hợp dùng xịt mũi bằng dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng có bán tại các hiệu thuốc.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun hơi nước trong phòng.

- Sử dụng một số loại dầu để bôi mũi như: Dầu dừa, dầu olive, dầu mè, vitamin E… 

- Bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C.

- Uống đủ nước hàng ngày.

- Xông hơi, tắm hơi.

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng rằng bạn đọc sẽ luôn có một sức khỏe tốt và không bị chứng khô mũi làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nữa. 

 


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large