BỆNH CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ EM & NGƯỜI LỚN

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Định nghĩa:

Bệnh chảy máu cam (tức chảy máu mũi) là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ & cả người lớn. Bệnh chưa gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để kéo dài sẽ dễ bị  u xơ mũi hầu. Và rất dễ làm cho người nhà và bản thân bệnh nhân bị lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn.

Theo thống kê, bệnh chảy máu cam thường xảy ra nhiều vào hai mùa: Xuân và Hè. Mùa Xuân thời tiết thường khô, lạnh, nên dễ kích thích niêm mạc mũi. Mùa Hè, thời tiết nắng nóng, trẻ dễ viêm nhiễm mũi, họng.

Theo quan điểm của Y học hiện đại, có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi:

Thứ nhất là do các tác động bên ngoài:

+ Ngoáy mũi làm trầy xước niêm mạc hốc mũi,

+ Nằm máy lạnh hoặc ngồi thẳng quạt khiến miên mạc mũi bị kích thích gây chảy máu…

Thứ hai là vì do từ chính tổn thương của cơ thể. Thường là do trẻ hay mắc các bệnh đường hô hấp, ho, viêm mũi, viêm xoang tái phát lại nhiều lần làm hốc mũi tăng sinh mạch máu gây chảy máu. Với nhóm này, chảy máu cam có thể là do sự suy giảm miễn dịch, rối loạn đông máu, hoặc có u trong hốc mũi trẻ…

Còn theo quan điểm của Đông y, do nhiều yếu tố khác nhau mà nhiệt tích lại trong cơ thể. NHIỆT TÍCH Ở CƠ QUAN NỘI TẠNG NÀO SẼ GÂY BỆNH Ở ĐÓ.

Ví dụ:

  • Nhiệt tích nhiều ở phế & tâm gây chảy máu cam.
  • Nhiệt tích nhiều ở tỳ, vị gây nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hôi miệng, chảy máu chân răng.
  • Nhiệt tích nhiều ở gan: gây nóng gan, men gan cao, nổi mẩn ngứa mề đay, dị ứng.
  • Nhiệt tích nhiều ở đại tràng: gây táo bón.
  • Nhiệt tích nhiều ở phế & tâm gây chảy máu cam.

 ⇒ Bệnh chảy máu cam chủ yếu là do bức huyết vọng hành: tức là khi nhiệt độ

Cách xử trí đúng khi bị chảy máu cam:

Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá.

Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.

Vì vậy đây được xem là bài học đắt giá cho các bậc cha mẹ có con bị chảy máu cam. Việc chăm sóc trẻ con vô cùng quan trọng và người lớn cần phải chú ý hàng đầu. Khi con nhỏ chảy máu cam, cha mẹ nên dùng những cách dưới đây:

- Nếu bị chảy máu cam chỉ có một lượng nhỏ: có thể lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh ướp lên trán và cổ.  Sau đó súc miệng bằng nước lạnh và nước đá để các mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy.

 - Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy. Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhâu ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.

👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.





Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large