Chảy máu cam - nguyên nhân & cách điêù trị tận gốc bệnh

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương do ngón tay và dị vật trong mũi hoặc do khô niêm mạc mũi.

Hầu hết chảy máu tập trung ở phần phía trước của mũi dọc theo vách ngăn mũi do khu vực tập trung các động mạch nhỏ và tĩnh mạch mũi. Có khoảng 95% số ca chảy máu mũi ở mũi trước, thường nhẹ tự cầm trước khi đến bệnh viện, do chảy máu ở vùng điểm mạch Kiesselbach. Với những trường hợp máu chảy ở vùng vách ngăn mũi sau hay thành ngoài sau mũi có nguồn gốc từ động mạch thì máu chảy nhiều, khó cầm máu, có thể phải nhập viện.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chảy máu cam?

 Nguyên nhân tại chỗ 

- Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng…

- Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi).

- Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi…

- Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…

 Nguyên nhân toàn thân

 - Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…

- Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch.

- Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.

- Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết…

- Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.

 Nguyên nhân theo Đông y

 - Theo đông y, do nhiều yếu tố khác nhau mà nhiệt tích lại trong cơ thể. Tích nhiệt ở đâu sẽ gây bệnh ở đó. Người xưa có câu: Bức huyết vọng hành, tức là khi nhiệt lên cao độ sẽ làm cho mạch máu vỡ ra, gây hiện tượng xuất huyết, gây chảy máu cam, ho ra máu, đi ngoài ra máu…

 - Chảy máu cam phần nhiều là do huyết nhiệt, nóng trong người. Muốn hỗ trợ điều trị chảy máu cam thì phải vừa thanh nhiệt, lương huyết, giúp cơ thể giải độc, vừa chỉ huyết, cầm máu 1 cách tự nhiên.

Phương pháp điều trị chảy máu cam hiệu quả

Định Huyết được ứng dụng từ bài thuốc chủ trị chứng huyết nhiệt có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải nhiệt, giải độc cơ thể. Sản phẩm chuyên biệt dùng để điều trị hiệu quả chứng huyết nhiệt, chảy máu cam.

Định Huyết được ứng dụng từ bài thuốc trên kết hợp với bí quyết gia truyền, dùng để đặc trị cho người bị nóng nhiệt, táo bón, đổ máu cam, đi ngoài ra máu, chảy máu chân răng,..

CÁCH XỬ TRÍ CHẢY MÁU CAM - CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CHUẨN Y KHOA NGAY TẠI NHÀ CHO TRẺ:

Nhiều cha mẹ còn khá lúng túng và xử trí sai nên Dược sĩ Liễu xin phép chia sẻ lại kỹ lưỡng trong bài viết này. Khi chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Cha mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ đúng cách và kịp thời tránh tình trạng mất máu quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Các Cha mẹ hãy đọc hết từ đầu đến cuối nhé ạ: 

- Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau vì có thể khiến cho trẻ bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng, không được nuốt mà hãy đẩy chúng ra ngoài ngay lập tức. 

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía. Bóp chặt cánh mũi liên tục trong 10 phút để máu có thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.  

- Có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. 

- Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn. 

- Cho trẻ uống thêm nước mát để tẩy bớt mùi máu trong miệng. 

- Nên cho bé uống sản phẩm thảo dược chuyên dùng cho người chảy máu cam và điều chỉnh ăn uống thanh mát để điều trị dứt điểm bệnh chảy máu cam.

Phòng ngừa chảy máu cam thế nào?

Đối với những người bị chảy máu cam thường xuyên (từ 2 lần trở lên trong 1 tuần) cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây chảy máu cam và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:

  • Giữ niêm mạc mũi ẩm, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh và khô. Bạn có thể sử dụng nước muối xịt mũi
  • Bổ sung trái cây họ cam trong chế độ ăn bởi chúng chứa các flavonoid giúp ngăn vỡ mạch máu, từ đó giảm nguy cơ chảy máu cam
  • Đối với trẻ nhỏ, nên được cắt móng tay gọn gàng, điều này giúp ngăn trẻ ngoáy và làm tổn thương mũi. Trường hợp nếu nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ là do nhét dị vật vào mũi, cần ngay lập tức cho trẻ đi khám bác sĩ. 

→ Thực ra, việc hỗ trợ điều trị thành công bệnh chảy máu cam, nóng trong người cũng rất đơn giản khi bạn được theo dõi & hướng dẫn bởi các chuyên gia đầu ngành về bệnh chảy máu cam.

  • Vì thế để quá trình hỗ trợ điều trị đạt được kết quả tốt nhất hãy gọi 0968.556.133 gặp trực tiếp Chuyên gia tư vấn sức khỏe cao cấp - Dược sỹ Đại học của Thuocthaoduoc.vn để được tư vấn & theo dõi kĩ lưỡng về tình trạng bệnh của mình.
  • Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nhấn NGAY TẠI ĐÂY, bạn sẽ có ngay một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý chảy máu cam cùng các biểu hiện kèm theo.

 


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large