NỔI MỀ ĐAY (MÀY ĐAY) LÀ GÌ?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Khái niệm:

Mày đay là một bệnh da liễu có tính quá mẫn thường gặp. Bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất nhanh và không để lại sẹo.

Tỉ lệ 15-23% dân số đã từng bị tình trạng này trong đời sống. Mày đay mạn chiếm 25% số mày đay.

2. Phân loại:

2.1. Theo diễn biến lâm sàng:

  • Mày đay cấp tính: Bệnh kéo dài dưới 30 ngày, thường liên quan đến thực phẩm, thuốc, kí sinh trùng… thường kết hợp với phù mạch.
  • Mày đay mạn tính: Bệnh thường không rõ căn nguyên, yếu tố tâm lí, căng thẳng có thể làm nặng thêm bệnh.

2.2. Theo nguyên nhân:

  • Mày đay dị ứng: Do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trước hết là các loại thuốc, tiếp đến là thức ăn, hóa mỹ phẩm, bụi, nấm mốc, lông súc vật,…
  • Mày đay không dị ứng: Đây là dạng mày đay xảy ra không theo cơ chế dị ứng, thường do các yếu tố vật lý (nóng, lạnh, ánh nắng mặt trời, áp lực,…) gây nên.

3. Cơ chế bệnh sinh:

Theo phân loại của Gell và Coombs, cơ chế bệnh sinh mày đay thuộc phản ứng dị ứng typ nhanh (typ I). Cơ chế phản ứng dị ứng typ I:

Khi dị nguyên (DN) lọt vào cơ thể, dị nguyên bị các tế bào trình diện kháng nguyên tiếp nhận. Các tế bào này truyền đặc điểm cấu trúc của dị nguyên đến tế bào Th2. Th2 dưới tác động của IL4 và IL3 (interleukin 4, 13) làm tế bào lympho B biệt hóa thành plasmocyte. Tế bào plasmocyte này tổng hợp kháng thể (KT) IgE. Các KT IgE gắn trên bề mặt tế bào mast nhờ tận cùng Fc nằm ở domen C4 và gây nên trạng thái mẫn cảm của cơ thể.

Khi dị nguyên lọt vào cơ thể lần thứ hai, ngay lập tức các KT này liên kết với DN phù hợp nhờ tận cùng khác của IgE – Fb (antigen- binding fragment), khi đó một phân tử IgE có thể kết hợp với hai phân tử dị nguyên. Chính vì khả năng này nên một phân tử DN ở một vài vị trí quyết định có thể liên kết với một vài phân tử IgE tạo thành vòng nối giữa chúng với nhau. Sự tạo thành phức hợp DN- IgE trên bề mặt tế bào mast nhờ Fc receptor đã gây nên hiện tượng thoát bọng từ tế bào mast giải phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học: histamine, bradykinin, leucotriens, prostaglandin, chất tác dụng chậm của phản vệ,…Các chất này đặc biệt là histamine làm tăng tính thấm thành mạch, gây phù nề, ban đỏ dưới da và kích thích các tận cùng thần kinh cảm giác dưới da gây ngứa.

4. Lâm sàng:

4.1. Tính chất bệnh:

Xuất hiện đột ngột, biến mất không để lại vết tích, tổn thương tồn tại trong vài giờ hoặc nhiều giờ, lặn đi rồi xuất hiện tiếp đợt khác.

4.2. Tổn thương cơ bản:

  • Ban mày đay: Gồm các sẩn phù, kích thước vài mm hoặc 1-2cm, có khi liên kết tạo thành mảng phù vằn vèo hình bản đồ kích thước hàng chục cm, sẩn màu hồng hoặc như màu da, gồ cao, giới hạn rõ, trên bề mặt sẩn phù thấy lỗ chân lông giãn rộng. Các sẩn mày đay khi thành mảng rộng thì trung tâm đám tổn thương có màu trắng xung quang thì màu đỏ hồng. Sẩn mày đay thường có hình bầu dục, hình vòng, hình cung, đa vòng, thành đường vệt hoặc hình dáng kỳ lạ, khu trú ở một vùng hoặc rải rác toàn thân. Vị trí hay gặp là ở thân mình, tay, chân, môi, tai.
  • Phù mạch là các vùng phù lớn của da và mô dưới da.

4.3. Các triệu chứng kèm theo:

  • Có thể gặp đau bụng, ỉa lỏng, khó thở do ban xuất hiện ở đường tiêu hóa, hô hấp do cùng cơ chế bệnh sinh.
  • Có thể kèm theo sốt, tăng bạch cầu ái toan gặp trong phù mạch, đau khớp trong ban mày đay do viêm mao mạch, loại này ban mày đay không lặn đi sau khi xuất hiện 24h.

    =============================================================

    👩‍⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

    ☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large