Chảy máu mũi không phải là dấu hiệu của một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân gây nên.
Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.
Chảy máu mũi được phân thành 2 loại dựa trên điểm xuất phát: Chảy máu mũi trước – chiếm hơn 90% tất cả các trường hợp. Máu chảy bắt nguồn từ các mạch máu ở vách mũi, thường dễ kiểm soát bằng những cách có thể thực hiện được tại nhà; Chảy máu mũi sau ít gặp hơn và có khuynh hướng thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân tại chỗ: do viêm nhiễm – viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi do các loại hạt, côn trùng (đỉa, vắt), có khối u (polyp mũi, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng), u ác tính (ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi), chấn thương vùng mặt (mũi, xoang, hàm – mặt…), sau phẫu thuật tai mũi họng – hàm mặt. Trẻ em sốt cao cũng dễ dẫn đến chảy máu mũi.
Mẹo: Vào thời tiết nắng nóng, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, ngoài ra bạn có thể mở hé cửa cho thoáng mát mà vẫn không sợ trộm bằng một vài phụ kiện chặn cửa.
Nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn do ký sinh trùng (cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng…), các bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, bệnh về tim mạch (cao huyết áp, xơ động mạch…). Ngoài ra, cũng có những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Phương pháp cầm máu mũi tại chỗ: Giữ bình tĩnh, ngồi thẳng lưng, hơi cúi đầu ra phía trước một chút, dùng ngón tay trỏ và ngón cái bịt hai lỗ mũi lại trong khoảng 7-10 phút. Nhổ hết máu ra khỏi miệng, không nuốt máu vì sẽ bị ói sau đó và có thể trụy tim mạch nếu số lượng nhiều. Tạm ngưng nếu đang sử dụng các chất có tác dụng chống đông máu (aspirin, thuốc kháng viêm, warfarin).
Đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý nếu chảy máu nhiều mà vẫn không thể tự cầm được tại nhà.