Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là một trong những biểu hiện rất khó chẩn đoán và điều trị bởi nó do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do tiểu cẩu bị tổn thương về hình thái và chức năng trong đó chức năng đông máukhông thể hoạt động bình thường
- Máu có thể sẽ dễ dàng đông hơn bình thường nếu lưu lượng máu chảy chậm
- Do yếu tố di truyền: rối loạn đông máucó thể truyền sang con nếu bố mẹ bị rối loạn đông máu. Tuy nhiên, với mỗi thành viên thì tình trạng chảy máu cũng sẽ khác nhau. Bởi vì gen gây rối loạn đông máu nằm ở nhiễm sắc thể X nên bé trai sẽ có nguy cơ bị di truyền cao hơn so với bé gái
- Do sự thiếu hụt các yếu tố đông máuVIII, IX, X
- Cơ thể thiếu vitamin K khiến các yếu tố đông máu bị suy giảm gây nên tình trạng rối loạn cầm máu
- Do thành mạch: các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mãn tính, dị ứng, bệnh tự miễn... gây tổn thương thành mạch. Vì cấu trúc thành mạch bị biến đổi khiến cho thành mạch bị tổn thương gây nên nguy cơ bị chảy máu
- Do một số loại thuốc: thuốc chống đông máu, kháng sinh... sẽ ngăn chặn sự tái tạo và tăng trưởng những mạch máu mới. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.
- Những đối tượng bị khiếm khuyết gen V leiden (loại gen cần thiết trong quá trình đông máu)
- Do nhóm máu: những người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao bị bệnhrối loạn đông máu cao hơn so với những người mang nhóm máu khác.
- Gan bị rối loạn bởi gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu
Các xét nghiệm rối loạn đông máu
Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm công thức máu: xác định được lượng tiểu cầu có trong máu
- Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy
- Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu
- Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông:Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Vấn đề chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể:Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác nhau
- Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu:xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu
- Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông:cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.
Rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm đông máu cũng như theo dõi tỉ mỉ mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp và chính xác cho từng đối tượng.