- Phiên bản ngắn gọn thực dụng gửi tặng cô em gái nhà thuốc.
1. Nôn và Trớ khác nhau, phải phân biệt cho được.
- Trớ: tình trạng sữa/ thức ăn bị tống thoát ra ngoài từ bao tử liên quan tới sự co bóp của dạ dày, sự đóng mở và trương lực cơ thắt tâm vị, môn vị. Đa số trớ là liên quan đến thức ăn và cách cho ăn không phù hợp , đôi khi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay là biểu hiện nhẹ nhàng của chứng bệnh khác (u phì đại cơ trơn môn vị).
+ Nhận dạng: diễn ra mạn tính, hoặc thỉnh thoảng, hầu như không hay rất ít ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ, liên quan đến cho ăn, hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Thức ăn/sữa trào ngược ra miệng 1 cách "nhẹ nhàng" và không hề có yếu tố "gắng sức", không có sự tham gia của cơ thành bụng.
- Nôn: khác với trớ, nôn thường là biểu hiện của bệnh cấp tính, đôi khi là mạn tính. Vẫn là thức ăn, dịch dạ dày... thoát khỏi bao tử lên miệng, nhưng nôn có vẻ "mạnh mẽ và gắng sức" hơn. Có sự tham gia của cơ thành bụng, khi trẻ nôn, trẻ thóp bụng lại và hay cúi về phía trước. Sau khi nôn trẻ có vẻ mệt, có cháu mặt xanh lè rất tội nghiệp.
2. Đánh giá 1 trẻ bị nôn.
Khi đã phân biệt được nôn hay trớ, nếu trẻ nôn. Hãy nhận định:
- Thời gian: mới nôn ngày nay hay nôn đã lâu?
- Nôn tự nhiên hay liên quan đến ăn uống ?
+ Nếu trẻ nôn tự nhiên, không ăn gì cũng nôn, nôn mạnh, nôn vọt: hãy đến bệnh viện, đó có thể là biểu hiện của bệnh nặng: viêm não, viêm màng não, viêm ruột do Rota giai đoạn đầu, tắc ruột....
+ Nôn liên quan đến ăn uống, không ăn thì không nôn: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng, nôn giả vờ ở trẻ biếng ăn....
- Tri giác của trẻ: nếu có bất kì 1 rối loạn tri giác nào: lơ mơ, li bì hay kích thích phải đi bệnh viện ngay, có thể trẻ mắc bệnh ở hệ thần kinh hoặc do nôn quá nhiều mất nước, rối loạn điện giải.
- Đầu ra có thông thoáng không? Phải hỏi về đi cầu, trung tiện. Nếu trẻ đi cầu lỏng nhiều đó là chứng viêm ruột, nếu trẻ không đi cầu, không nghe trung tiện 1 thời gian dài, bụng chướng, đau bụng cơn có thể là 1 tắc ruột .. cũng cần nhập viện. Nếu trẻ thỉnh thoảng ưỡn bụng, khóc thét hay nhăn mặt sau đó nôn vọt ra đó có thể là lồng ruột.
- Các biểu hiện khác: trẻ bị bất kì bệnh gì cũng đều có thể gây ra trớ/ nôn .
+ Nôn trớ nhẹ + sốt, ho, chảy mũi: viêm đường hô hấp.
+ Nôn + đau bụng + ỉa chảy +_ sốt: viêm ruột.
+ Nôn nặng + rối loạn tri giác + sốt cao co giật hoặc không: viêm não, màng não, mất nước nặng , rối loạn điện giải, hạ đường máu.
+ Nôn + đau bụng cơn + bí trung đại tiện + chướng bụng: tắc ruột (trong đó có lồng ruột) .
+ Nôn nhẹ, trớ mạn tính, thể trạng bình thường hoặc suy dinh dưỡng, liên quan đến bữa ăn, bất luận ăn đồ ưa thích hay không ưa thích, trớ/ nôn sau ăn hay trong bữa ăn, ăn xong rồi 1 lúc lâu sau nôn/ trớ ra thức ăn, thường xuyên khò khè, viêm hô hấp. Cần nghĩ đến trào ngược dạ dày thực quản.
+ Nôn / trớ khi trẻ vòi vĩnh mà không được đáp ứng, thể trạng bình thường, chuẩn bị đến bữa ăn là nôn trớ, chuẩn bị đi học là nôn.... đó là rối loạn tâm lí, hay gặp ở những trẻ biếng ăn tâm lí, được cưng chiều quá mức.......
3. Thuốc giảm nôn đường uống:
Chỉ cho thuốc giảm nôn uống khi trẻ còn uống được (nôn, trớ nhẹ đến trung bình) toàn trạng tốt, không có biểu hiện tắc ruột đã mô tả, những trẻ ăn gì nôn đó, kể cả uống thuốc thì phải nhập viện.
Domperidone viên 10 mg, siro 1 mg/ ml : 0.3 - 0.5 mg/ kg / lần, ngày 2-3 lần trước ăn 30 phút.
Metochlopramide : viên 10 mg: 0.1 - 0.2 mg/ kg/ lần . 2-3 lần/ ngày.
Odansetron viên nén 4 mg, 8 mg: 0.2 mg/kg / lần, trước ăn 30 -40 phút.
4. Giảm nôn bằng thuốc tiêm
Metochlopramide ống 10 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch . Không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ , nhất là nhũ nhi. Vì gây phản ứng ngoại tháp ( trợn ngược, cứng cổ, co giật.....). Liều 0.1 -0.2 mg/kg / lần.
Odansetron: ống tiêm 8mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều 0.2 mg/kg/ lần.
Domperidone có dạng tiêm nhưng có lẽ vì tác dụng phụ trên tim nên không dùng cho trẻ em.
Diphenhydramin ống 10 mg. Đôi khi cũng dùng để giảm nôn, buồn nôn. Liều : 1mg/kg/ lần. Tốt hơn cả là tiêm bắp.
NÔN CHỈ LÀ MỘT TRIỆU CHỨNG , DÙNG THUỐC GIẢM NÔN ĐỂ TRẺ BỚT MỆT , ĐỠ MẤT NƯỚC, ĐIỆN GIẢI chứ KHÔNG PHẢI ĐIỀU TRỊ CHÍNH. CẦN TÌM NGUYÊN NHÂN GÂY NÔN ĐỂ ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ.
=============================================================
👩⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.