Mối quan hệ giữa run và rối loạn lo âu
Run là triệu chứng thường gặp khi lo lắng, căng thẳng với các biểu hiện như run tay, run chân, nói run hay run toàn thân. Bệnh nhân rất khó để kiểm soát được sự xuất hiện, mức độ và tần suất run. Chứng run trong lo âu khiến người bệnh lo lắng và càng lo lắng, căng thẳng thì càng làm tình trạng rối loạn lo âu ngày một trở nên trầm trọng. Vì thế, run có thể là hậu quả nhưng cũng có khi là nguyên nhân của rối loạn lo âu.
Qua nghiên cứu cho thấy, stress kéo dài tạo ra những áp lực trên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết lượng adrenaline và cortisone vào trong máu, khiến cho hệ thần kinh thực vật hoạt động quá mức và dẫn đến biểu hiện run tay chân, nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp và đau nhói vùng tim, khó thở, buồn nôn, mệt mỏi.
Hoặc rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân làm thiếu hụt vitamin, chất khoáng, đặc biệt là maggie, dẫn đến run và rung giật cơ bắp. Lo âu gây căng cơ dẫn đến các chuyển động bất thường hay co giật và tăng tiêu thụ năng lượng ở cơ. Cơ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn dẫn đến nhanh cạn kiệt, có thể gây run không kiểm soát.
Rối loạn lo âu làm người bệnh tăng tập trung vào các cơ để thực hiện hoạt động, tạo cảm giác khác thường về cơ và gây run. Lo lắng, căng thẳng gây tăng tiết mồ hôi và ngược lại, tạo sự liên kết giữa hai trạng thái và tăng biểu hiện run. Bởi nước chiếm khoảng 82% trong máu, mất nước làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ dẫn đến giảm khả năng vận động, gây run.
Cải thiện chứng run bằng cách nào?
Để cải thiện chứng run, cách tốt nhất là các bạn trẻ nên tìm cách giảm hoặc thoát khỏi tình trạng lo âu, bằng cách:
- Thay đổi lối sống, sinh hoạt: Luôn tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ bằng cách gặp gỡ gia đình, bạn bè; Tham gia các hoạt động ngoại khóa; Nghe nhạc nhẹ, làm công việc yêu thích như đi du lịch, nấu ăn, đọc sách, trồng cây…
Ngoài ra, luyện tập thể dục, thiền, yoga hay đi bộ giúp cơ thể được thư giãn, làm mềm cơ và hồi phục vận động. Chạy bộ, tập thể dục làm tăng sử dụng adrenalin dẫn đến giảm nồng độ adrenalin trong máu, khi đó hệ thần kinh trung ương không bị kích thích, nên giảm các triệu chứng hồi hộp, căng thẳng và run.
- Hít thở sâu: Hít sâu, thở chậm là một trong những cách luyện tập giúp điều tiết cảm xúc, làm giảm sự căng thẳng thần kinh và tăng sự thư giãn cho cơ bắp.
Không làm việc gắng sức hay cố gắng tập trung làm việc. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn khi bạn cảm thấy căng thẳng. Ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đặc…
- Giải tỏa căng thẳng: Nên chia sẻ những khó khăn, áp lực mà bạn đang gặp phải với người thân, bạn bè hoặc viết nhật ký để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực và áp lực lên cuộc sống của bạn. Bạn cũng nên tham gia các tổ chức cộng đồng để được hỗ trợ, cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Nếu các biện pháp trên không cải thiện được tình trạng của bạn, bạn cần sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để giải tỏa, gỡ bỏ những khó khăn, căng thẳng mà bạn đang gặp phải.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Truyền đạt những kỹ năng để có thể xác định những hành vi, suy nghĩ tiêu cực và thay đổi bằng những hướng tích cực.
- Thuốc, thực phẩm bổ sung: Bạn có thể sử dụng một số thuốc giúp cải thiện triệu chứng do rối loạn lo âu như thuốc ngủ (tạo giấc ngủ sâu và chất lượng), thuốc an thần… kết hợp với một số thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược, chứa một số thành phần dược liệu có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc được sử dụng trong các bài thuốc dân gian như thiên ma, câu đằng, lạc tiên, vông nem, lá dâu… Trong đó, hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần - trấn tĩnh - trừ run, được nhiều chuyên gia thần kinh học quan tâm và đánh giá cao.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy Thiên ma có vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh. Câu đằng có tác dụng điều chỉnh các rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật và cải thiện tình trạng run, giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não và làm giảm tình trạng run.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin và chất khoáng (magne, vitamin B1, vitamin B6…) cũng rất cần thiết, giúp tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não, ổn định dẫn truyền, cải thiện tình trạng run do rối loạn lo âu.