PHÂN BIỆT GIỮA RUN VÔ CĂN VÀ BỆNH PARKINSON

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Khi bị run tay chân, nhiều người nghĩ ngay tới bệnh Parkinson, trong khi tình trạng run vô căn cũng có thể gây ra các cơn run khó kiểm soát. Vậy phải làm sao để phân biệt hai tình trạng này?

Ở giai đoạn đầu, cả Parkinson và run vô căn đều không có nhiều biểu hiện rõ rệt, khiến cho việc chẩn đoán bệnh chính xác gặp nhiều khó khăn. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã quan sát thấy 1/3 người bệnh run vô căn đã bị chẩn đoán nhầm thành bệnh Parkinson và một vài tình trạng khác.

Để phân biệt được bệnh Parkinson và run vô căn, quan trọng là bạn cần phân biệt được hai loại run: Run khi nghỉ ngơi và run khi hoạt động. Cụ thể, run khi nghỉ xảy ra trong khi nghỉ ngơi, dù bạn không hề dùng sức. Ví dụ của tình trạng này là cơn run tay xảy đến khi bạn buông thõng hai tay khi đứng.

Run khi hoạt động lại chia ra làm 3 loại: Cơn run xảy ra khi một phần cơ thể (ví dụ như cánh tay, bàn chân) đang giơ lên cao; Cơn run xảy ra khi đang thực hiện các hành động có chủ đích (ví dụ như cầm, nắm đồ vật, viết, vẽ); Cơn run xảy ra với các chuyển động có mục tiêu (ví dụ như đưa thức ăn vào miệng)…

Do đó, muốn biết được các cơn run vô căn hay là run tay chân do bệnh Parkinson, các nhà khoa học đã đánh giá những đặc điểm của các cơn run, bao gồm tần số, biên độ, mức độ run... Dưới đây là 9 dấu hiệu phân biệt cơn run giữa hai căn bệnh này:

 

Run vô căn


Bệnh Parkinson

1

Run là triệu chứng chính, có thể đi kèm một số triệu chứng như dáng đi/khả năng giữ thăng bằng.

Các triệu chứng bao gồm: Vận động chậm chạp, cứng cơ bắp, run tay chân và suy giảm khả năng giữ thăng bằng…

2

Run có biên độ rộng khá đa dạng, từ khó nhận thấy bằng mắt thường cho tới cơn run mạnh, dữ dội.

Cơn run có biên độ mạnh

3

Run với tốc độ nhanh và có thể chậm dần khi bệnh tiến triển theo thời gian.

Cơn run thường có tốc độ chậm.

4

Thường là run khi hoạt động.

Thường là run khi nghỉ. Tuy nhiên, một vài trường hợp (đặc biệt là ở những người trẻ) có cả run tư thế.

5

Chữ viết có xu hướng to và run rẩy.

Viết chậm, chữ viết nhỏ dần đi.

6

Hơn 50% người bệnh mắc bệnh do di truyền.

Yếu tố di truyền ít ảnh hưởng hơn.

7

Thường ảnh hưởng tới cả hai bên cơ thể nhưng không đối xứng (ví dụ như tay trái có thể bị run nhưng tay phải thì không).

Thường bắt đầu ở một bên cơ thể, sau đó ảnh hưởng tới bên còn lại.

8

Có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu là trong độ tuổi trung niên.

Chủ yếu bắt đầu trong độ tuổi 60.

9

Run chủ yếu ở bàn tay, đầu, ít khi bị run chân.

Cơn run thường ảnh hưởng tới tay và chân, ít khi ở đầu, giọng nói. Hàm và môi cũng có thể bị run.


Cách kiểm soát triệu chứng run

Run vô căn và bệnh Parkinson đều khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với những nỗ lực từ việc dùng thuốc, kiểm soát lối sống bạn có thể làm giảm triệu chứng run tay và làm chậm tiến triển của bệnh. Những lời khuyên cụ thể bao gồm:

- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

- Cân đối thực phẩm nhằm đảm bảo dinh dưỡng. Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây nếu không bị đái tháo đường. Ăn thêm các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, hạt điều)…

- Giảm stress, căng thẳng bởi điều đó có thể làm tăng mức độ và tần suất run. Để giảm căng thẳng hàng ngày, bạn có thể nghe nhạc, tăng cường tập dưỡng sinh, yoga, thiền, đi bộ hoặc làm các công việc yêu thích. Nên nhờ sự giúp đỡ của người thân nếu có khó khăn.

- Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tăng cường độ linh hoạt của cơ bắp, tay chân, giúp hạn chế triệu chứng run.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large