Mất cảm giác là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Mất cảm giác là gì, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa, hình ảnh

MÔ TẢ

Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác (vd. đau, nhiệt độ, sờ nông, rung, cảm giác bản thể) và các phân vùng giải phâu (xem Table 5.30).

Cảm giác sờ nông, rung, và bản thể

Cảm giác sờ nông, rung và bản thể được dân truyền chủ yếu qua bó cột sau.

Cảm giác đau và nhiệt độ

Cảm giác đau và nhiệt độ được dân truyền bởi bó gai đồi thị.


Hình ảnh 5.84 Con đường dẫn truyền cảm giác
A Bó cột sau, và B Bó gai đồi thị.


NGUYÊN NHÂN

Phổ biến

•    Bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh (vd. hội chứng đường hầm cổ tay)

•    Bệnh lý thần kinh ngoại biên (vd. đái tháo đường biến chứng thần kinh)

•    Nhồi máu não

•    Xuất huyết não

•    tổn thương tủy

•    Bệnh lý rễ thần kinh 

Ít phổ biến

•    Viêm tủy cắt ngang

•    Hội chứng hành não bên (hội chứng Wallenberg)

•    Hội chứng khoang

•    Bệnh rỗng tủy sống

•    Các khối (vd. u, abscess)

CƠ CHẾ

Các nguyên nhân gây mất cảm giác gồm:

1    Tổn thương vỏ não cảm giác

2    Tổn thương nhánh trước của bao trong

3    Tổn thương đồi thị

4    Tổn thương thân não

5    Tổn thương tủy sống

6    Bệnh lý rễ

7    Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Tổn thương vỏ não cảm giác

Các tổn thương vỏ não cảm giác một bên gây mất cảm giác nửa người đối bên bởi sự phân bo các cấu trúc cơ thể trên vùng xuất chiếu cảm giác. Các tổn thương đơn độc hồi sau trung tâm có thể gây ra mất cảm giác nhiều hơn mất vận động.

TABLE 5.30 Cơ chế của các mẫu mất cảm giác
Các mẫu mất cảm giácCơ chế

Mặt và tay

•    Nhồi máu động mạch não

giữa (MCA)

•    Khối u, vỏ não cảm giác

Chân

Hình ảnh 5.86

 

•    Bệnh lý rễ cột sống thắt lưng cùng bên

•    Khối u, Vỏ não cảm giác

•    Nhồi máu động mạch não trước (ACA)

•    Tổn thương tủy sống cùng bên dưới T1, trên L1/L2

Mặt, tay, chân

Hình ảnh 5.87

•    Tổn thương đồi thị

•    Tổn thương nhánh trước bao trong

•    Nhồi máu động mạch cảnh trong

(ICA=MCA+ACA)

Mặt cùng bên + tay và chân đối bên

• Hội chứng hành não bên (Hội chứng Wallenberg)

Mất cảm giác đau và nhiệt độ 2 tay kiểu áo choàng

• Hội chứng tủy trung tâm, bệnh lý tủy
cổ

Chi trên chi dưới

• Hội chứng tủy trung tâm, bệnh lý tủy cổ

• Tổn thương tủy cổ

Hai chi dưới

• Tổn thương tủy dưới T1, trên L1/L2

Theo sự phân vùng thần kinh ngoại biên

• Bệnh lý chèn ép đơn dây
thần kinh ngoại biên

 

Phân vùng kiểu tất và găng tay

• Bệnh lý thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài (length-dependent peripheral neuropathy)

 

Phân vùng theo các khoanh da

Hình ảnh 5.94

• Bệnh lý rễ

Tổn thương nhánh trước bao trong

Một tổn thương ở nhánh trước bao trong gây ra mất cảm giác thuần túy nửa người đối bên ở mặt, tay, và chân vì sự phân bố dày đặc các sợi cảm giác ở các vùng này.121 Yếu cơ có thể cùng tồn tại nếu có sự liên quan tới nhánh sau của bao trong. Nguyên nhân hay gặp nhất là đột quỵ lỗ khuyết.

Tổn thương đồi thị

Nguyên nhân phổ biến nhất của mất cảm giác nửa người thuần túy mà không kèm mất vận động là nhồi máu đồi thị.121 Các nguyên nhân của tổn thương đồi thị gồm nhồi máu ổ khuyết, xuất huyết não và khối u.

Tổn thương thân não

Tổn thương thân não đặc trưng bởi những khiếm khuyết phối hợp vận động cảm giác và/hoặc chỉ vận động. Rối loạn chức năng nhân của thần kinh sọ não gây ra những bất thường thần kinh sọ não cùng bên. Rối loạn chức năng các bó dài (vd. Bó tháp, bó cột sau, bó gai đồi thị) tạo nên các bat thường cảm giác vận động đối bên ở dưới tổn thương. Hội chứng thân não được mô tả đầu tiên với tổn thương cảm giác bắt chéo là hội chứng Wallenberg. Xem thêm ‘Hội chứng Wallenberg’ ở chương này.

Tổn thương tủy sống

Các tổn thương tủy sống gây mất cảm giác sờ nông, rung, bản thể cùng bên bởi con đường dẫn truyền ở cột sau bắt chéo ở hành tủy (phía trên tổn thương). Mất cảm giác đau và nhiệt đối bên bởi vì bó gai đồi thị bắt chéo ở mỗi mức tủy sống (bên dưới tổn thương). Sẽ có một khoanh hẹp mất hoàn toàn cảm giác ở ngang mức tổn thương. Một tầng suy giảm cảm giác (gián đoạn cảm giác ở dưới một mức khoanh da nhất định) là dấu hiệu đặc trưng.

Bệnh lý rễ

Rối loạn rễ thần kinh gây ra cảm giác dương tính (vd. đau) và âm tính (vd. giảm cảm giác nhận đau, vô cảm) điển hình phát hiện ở những phân vùng rễ thần kinh chi phối (khoanh cảm giác da). Các bất thường về cảm giác thường xảy ra trước các bất thường về vận động. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh đĩa đệm và gai cột sống (xem Table 5.30).

Bệnh thần kinh ngoại biên

Cơ chế hay gặp nhất của bệnh lý thần kinh ngoại biên là: 1) bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài và 2) bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiêu dài

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài gây ra bởi sự thoái hóa các sợi trục đặc biệt là ở phần xa của thần kinh và tiến triển hướng vào thân tế bào.3,121 Nguyên nhân của bệnh lý thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài gồm đái tháo đường, rượi và các bệnh lý than kinh di truyền.

Bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh Bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại biên gây ra bởi tổn thương cơ học dẫn đến sự thoái hóa của các sợi trục và myelin xa nơi tổn thương (Thoái hóa Wallerian). Các khiếm khuyết về vận động và cảm giác ở vùng mà thần kinh ngoại biên chi phối là các dấu hiệu đặc trưng.Các dây thần kinh ngoại biên nhạy cảm hay bị chèn ép hoặc chấn thương (vd. thần kinh giữa, thần kinh mác chung).

Ý NGHĨA

Các phương thức, hoặc hình thức, của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large