Bạn đã thực sự biết cách tăng cường dopamine phòng ngừa bệnh Parkinson?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong não, có vai trò kiểm soát hành vi và nhận thức cho cơ thể. Thiếu hụt dopamine có thể gây ra các triệu chứng run chân tay, cứng cơ bắp… ở người bệnh Parkinson.

Bạn đã biết cách tăng cường dopamine phòng ngừa bệnh Parkinson?

Tăng cường dopamine sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson

Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn các thực phẩm giàu tyrosine: Tyrosine là một amino acid quan trọng trong cơ thể, tiền chất để tổng hợp dopamine. Tiêu thụ các thực phẩm giàu tyrosine sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều dopamine hơn, giúp phòng ngừa bệnh Parkinson cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh do di truyền, tuổi tác...

Các thực phẩm giàu tyrosine bao gồm: Thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt (như vừng, hạt bí), các loại đậu (đặc biệt là đậu nành) và quả bơ, chuối.

Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Dopamine rất dễ bị oxy hóa. May mắn là các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các gốc tự do lên các tế bào não sản sinh dopamine.

Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường dopamine

Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm giàu beta-carotene và carotenoid (trong các loại rau củ quả màu cam, măng tây, bông cải xanh, củ dền); vitamin C (ớt, cam, dâu tây, súp lơ trắng, mầm cải brussel); vitamin E (hạt hướng dương, bông cải xanh, cà rốt).


Thay đổi lối sống lành mạnh

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng hàm lượng calci trong máu, kích thích giải phóng dopamine trong não. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson nên tập thể dục từ 30 - 60 phút/ngày. Các bài tập phù hợp bao gồm bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh…

Tập thể dục giúp tăng cường dopamine, phòng ngừa bệnh Parkinson

Ngủ đủ giấc: Khi cơ thể ở trạng thái tỉnh táo, não sẽ sản sinh dopamine tốt. Tốt hơn hết, bạn nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng/đêm để có thể cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng trong ngày, từ đó kích thích não sản sinh dopamine tốt hơn.

Đặt ra các mục tiêu nhỏ trong cuộc sống: Lo lắng, thường xuyên có cảm giác thất bại sẽ tác động tiêu cực tới sự sản sinh dopamine trong não. Ngược lại, khi hoàn thành các mục tiêu (dù nhỏ) trong cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy hưng phấn, hài lòng hơn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson nên tự xây dựng cho mình thói quen đơn giản này bằng cách tự đặt ra các mục tiêu nhỏ, như đi làm đúng giờ, hay không sử dụng điện thoại nhiều trước khi đi ngủ…

Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng

Một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B6 và L-Phenylalanine có thể giúp tăng cường sản sinh dopamine trong não. Tương tự như vậy, Phenylethylamine - một hợp chất có nhiều trong chocolate cũng có thể làm tăng lượng dopamine cho cơ thể.

Những người có nguy cơ cao phát triển bệnh Parkinson có thể sử dụng thuốc Levodopa để bổ sung dopamine cho cơ thể, giúp chống lại tình trạng run tay chân, suy giảm khả năng vận động.

Lưu ý luôn tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào để tăng dopamine, phòng ngừa bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson. Các bác sỹ sẽ tư vấn về cách dùng, liều dùng phù hợp cho bạn.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large