Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD theo Y Học cổ truyền

Viết bởi Nguyễn Liễu vào
  1. Khái niệm:

- Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh COPD, nhưng dựa vào những triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng của bệnh này như: ho, khạc đờm kéo dài, khó thở…thì có thể liên hệ bệnh này thuộc phạm vi các chứng như: “Đàm ẩm”, “Khái thấu”, “Khái suyễn”… trong YHCT.

- Trong đó hai chứng “Khái thấu” và “Khái suyễn” thường được liên hệ nhiều hơn cả. Hai chứng này được nói đến rất sớm trong câu y văn cổ như “Hoàng đế nội kinh”, “Kim quỹ yếu lược”.

- Ví như trong sách “Tố vấn” – Ngũ thường kinh đại luận viết: “Kỳ phát khái suyễn, kỳ tang phế ở phế, phế dù hư hay thực đều có thể dẫn đến khái suyễn”.

- Trương Trọng Cảnh – một gia y nổi tiếng của Trung Quốc thời Đông Hán ( thế kỉ II, III SCN), trong sách “ Kim quỹ yếu lược” đã đưa ra nguyên tắc chữa chứng “ Đàm ẩm” đó là “ Bệnh chứng ẩn giả đường dĩ ôn dược”, ý muốn nói chữa chứng “ Đàm ẩm” thường hay dùng các vị thuốc có tính ôn ấm để điều trị và đưa ra các loài thuốc cổ phương chữa chứng” Đàm ẩm” như: “ Linh quế truật cam thang”, “ Linh cam ngũ vị Khương tân thang”, Tuệ Tĩnh cũng đã viết trong “ Nam dược thần hiệu” như: “ trong thái khấu phế bị tổn thương, còn có thủy thấp ứ trệ”.

Định nghĩa: Khái, thấu, đàm, ẩm, suyễn:

- Khái là ho có tiếng, mà không có đờm. Thu là ho có đờm nhiều. Khái thấu là ho vừa có tiếng vừa có đờm. Trong thực tế lâm sàng nhiều khi rất khó phân ra giữa khái và thấu. Cho nên thường gọi chung là khái thấu.

- Đàm và ẩm là sản phẩm bệnh lý được hình thành do quá trình rối loạn chuyển hóa sinh tân dịch trong cơ thể. Đàm là chất đặc và đục, thuộc dương, ẩm là chất trong và loãng là thuộc âm. Sau khi hình thành, đàm và ẩm lại trở thành bệnh ho, theo khí đi đến các bộ phận gây ra chứng bệnh gọi là chứng “Đàm ẩm”.

- Suyễn là chỉ tình trạng khó thở mà nguyên nhân cơ bản do suy giảm chức năng của tạng phế và tạng thận. Khi khó thở kéo dài kèm theo ho và khạc đờm gọi là “Khái suyễn”, đây là chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng rất gần với bệnh COPD.

2. Nguyên nhân gây bệnh COPD theo y học cổ truyền:

Nguyên nhân của chứng Khái suyễn trong YHCT không ngoài 2 yếu tố:

- Ngoại cảm: Ngoại cảm lục dâm xâm phạm vào phế, khiến cho phế khí không tuyên thông, thượng nghịch mà sinh ra chứng khái suyễn. Trong đó trước hết phải nói đến phong tà, tiếp đó là hàn, thấp, nhiệt và táo tà. Các tà khí kết hợp với nhau tạo nên nhiều thể bệnh như: phong hàn khái suyễn, phong nhiệt khái suyễn, ôn táo khái suyễn…

- Nội thương: Do nhiều yếu tố khác nhau như tiên thiên bất túc, ẩm thực thất điều, tình chí rối loạn, phòng dục và lao lực quá độ…làm rối loạn chức năng của các tạng phủ, đặc biệt là tỳ, phế, thận, mà phát sinh ra chứng Khái suyễn.

⇒ Ngoại cảm khái suyễn lâu ngày sẽ dẫn đến nội thương khái suyễn, đồng thời nội thương khái suyễn, đồng thời nội thương khái suyễn cũng sẽ làm chính khí suy, sức đề kháng cơ thể giảm sút, khiến cho ngoại tà xâm nhập vào cơ thể tạo ra ngoại cảm khái suyễn. Cuối cùng tạo thành vòng xoắn bệnh lý, ngoại cảm và nội thương xen kẽ với nhau, nhiều khi rất khó phân biệt.

=============================================================

👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large