Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh hen suyễn theo y học cổ truyền

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm vì có liên quan đến chức năng của hệ phó giao cảm.

Dấu hiệu đặc trưng của cơn khó thở ở bệnh nhân hen suyễn.

  • Hơi thở chậm, ngắn, thở dốc, thở rít, thở khò khè, cò cử. Khó thở thì thở ra (giai đoạn đầu), đau nặng ngực, tức ngực, có thể ho, khạc đờm loãng trắng hoặc vàng, dính đặc.
  • Khó thở từng cơn, hoặc tăng dần, mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng, tiếng thở thô, cánh mũi phập phồng, thậm chí ho đờm nhiều và dính, khó khạc, nghe tiếng đờm lọc xọc, ngực đầy tức. 
  • Cơn khó thở kéo dài 10-15 phút hoặc hàng giờ, có khi liên miên cả ngày không dứt.
  • Cơn khó thở giảm dần và thường kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm trong, quánh dính, khạc được bệnh nhân dễ chịu. 
  • Cơn khó thở trong hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Bệnh nhân có thể bị rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít. Hết cơn khó thở, bệnh nhân ngủ được.

Bí quyết quý hơn vàng để chấm dứt những tháng ngày khổ sở vì bệnh ho, hen suyễn, COPD.

Cách kiểm tra sản phẩm AN XẠ CAN HLI chính hãng, nhanh gọn, chuẩn xác.

mua-hang-ngay-hli.gif

 Nguyên tắc điều trị hen hiện nay là “Ngừa cơn chứ không được chờ lên cơn mới cắt”. Vì vậy, người bệnh không được lạm dụng quá nhiều thuốc cắt cơn, điều này sẽ làm cho người bệnh bị lờn thuốc, không còn thuốc cấp cứu khi cần. Ngày nay, bệnh hen đã có những phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến ngay tại Việt Nam. Chỉ nhờ áp dụng bài thuốc thảo dược đông y hơn 2000 năm giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm hen suyễn ngay tại nhà.

Hiện nay, chữa bệnh bằng y học cổ truyền - hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc, đang là xu hướng được các chuyên gia y tế ưu tiên áp dụng và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe, lại đề cao khả năng tự phục hồi cơ thể và có thể kiểm soát tốt bệnh ho, hen suyễn từ nhẹ đến nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn:

  • Do ngoại tà xâm nhập: thường gặp nhất là phong hàn và phong nhiệt.
    Phong hàn xâm phạm vào phế, làm phế khí bị ủng tắc, thăng giáng bất thường và mất tuyên thông dẫn dến khí thượng nghịch lên trên khí phế quản gây hen suyễn, ho, khò khè, khó thở.
    Phong nhiệt trực tiếp xâm phạm vào phế, hoặc phong hàn uất lại hóa nhiệt làm cho phế khí chướng mãn, cơ thể mất cân bằng các chức năng, gây dịch đàm bít tắc phế khí, làm khí nghịch mà tạo thành háo suyễn.
  • Do tỳ phế hư nhược: 
    Tỳ hư:  làm phế khí không tuyên thông được mà dần hình thành chứng háo suyễn. 
    Phế hư: không làm chủ được khí, khí nghịch lên gây khó thở.
  • Do phế thận hư nhược: Thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên và gây hen suyễn, đồng thời làm tình trạng bệnh lý của chứng háo suyễn nặng thêm.

Như vậy, muốn điều trị vào nguyên nhân gây bệnh hen suyễn cần phải:

  1. Ôn phế, tán hàn: điều trị vào nguyên nhân gây bệnh hen suyễn.
  2. Trừ đàm, bình suyễn: giúp long đờm, giảm ho, giãn phế quản giúp bình hòa phế khí, không cho khí nghịch lên, hết ho, khó thở, hen suyễn.
  3. Thông phế khí: giảm ho, giảm co thắt khí phế quản giúp đường hô hấp được thông thoáng, nhẹ nhàng.

Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large