Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) theo y học hiện đại

Viết bởi Nguyễn Liễu vào

1. Điều trị trong giai đoạn ổn định.

- Giáo dục bệnh nhân:

+ Bỏ thuốc lá, thuốc lào.

+ Cung cấp những thông tin cơ bản về COPD.

+ Mục tiêu điều trị chung và các kỹ năng tự quản lý, kỹ thuật và các bài tập.

Điều trị thuốc:

+ Các thuốc giãn phế quản: Chủ yếu điều trị triệu chứng của COPD, ưu tiên dùng thuốc theo đường hít, đường xịt, đường khí dung và tác dụng giãn phế quản cao và tác dụng phụ ít.

+ Glucocorticosteroid: Điều trị thường xuyên bằng thuốc này dưới dạng xịt chỉ dùng cho người bệnh COPD có triệu chứng và chức năng hô hấp cải thiện với thuốc xịt glucocorticosteroid.

  • Budesonede: Pulmicort bình xịt 200 – khí dung 500mg.
  • Một số dạng kết hợp với cường beta 2 tác dụng kéo dài, Symbicort, Seretide.

- Điều trị bằng các thuốc khác:

  • Vaccine: Vaccine cúm có thể làm giảm tình trạng bệnh nặng và tử vong COPD.
  • Điều trị tăng cường 1- antitrypsin: Ở bệnh nhân trẻ tuổi thiếu hụt 1- antitrypsin.
  • Kháng sinh: Dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Thuốc loãng đờm: Ambroxol… chỉ dùng trong đợt cấp ho, khạc nhiều đờm.
  • Thuốc giảm ho: Ho còn có vai trò bảo vệ. Do vậy, chống chỉ định dùng thường xuyên thuốc giảm ho trong điều trị COPD.
  • Thuốc an thần: Chống chỉ định dùng Morphin, Galdenal, Diazepam trong COPD vì gây ức chế trung tâm hô hấp, làm nặng thêm tình trạng tăng CO2 máu.

    - Điều trị không dùng thuốc:
     Phục hồi chức năng hô hấp: Để giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều trị với oxy dài hạn tại nhà:
  • Chỉ định thở oxy >18 giờ/ngày khi có suy hô hấp mạn tính.
  • Mục đích là duy trì PaO2 > 60mmHg và hoặc có SaO2 ít nhất là 90%.

-  Điều trị phẫu thuật:

  • Cắt bỏ kén khí.
  • Phẫu thuật làm giảm thể tích phổi.
  • Ghép phổi.

    2. Điều trị trong đợt cấp.

  • Thở oxy.
  • Tăng số lần xịt các thuốc giãn phế quản hoặc khí dung Berodual.
  • Dùng Salbutamol Bricanyl truyền TM nếu không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản đường uống và khí dung, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Chưa dùng Theophylline và không rối loạn nhịp tim thì có thể dùng Diaphylline.
  • Depersolon hoặc Solumedrol liều 2mg/kg/ngày, tiêm TM.
  • Kháng sinh: Dùng khi có biểu hiện nhiễm trùng.
  • Kiểm soát thăng bằng kiềm toan, nước, điện giải, đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
  • Tiêm heparin dưới da để phòng biến chứng huyết khối TM.
  • Thông khí nhân tạo.

    ===============================================

    👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

    ☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large