1. Định nghĩa.
- Theo GOLD (2006): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstractive pulmonary disease- COPD) là một bệnh có thể dự phòng và điều trị được. Biểu hiện ở phổi của bệnh được đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường ở phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.
2. Nguyên nhân:
- Thuốc lá: Đây là nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân tử vong do COPD.
- Ô nhiễm môi trường: Bụi nghề nghiệp, bụi bếp than, khói…là các yếu tố nguy cơ để bệnh phát triển.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và trong các đợt cấp.
- Các yếu tố cơ địa:
+ Tăng tính phản ứng của phế quản là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh COPD.
+ Thiếu anpha 1 – antitrypsine.
+ Hội chứng rối loạn vận động nhung mao.
+ Bệnh gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng lúc còn nhỏ: Thiếu vitamin A, D ,E liên quan đến việc tăng tỷ lệ bệnh.
3. Chuẩn đoán:
3.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh nhân thường trên 50 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hay nghề phiệp tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm…
- Triệu chứng cơ năng:
+ Ho nhiều về sáng, có hay không có khạc đờm. Nếu có thì đờm nhầy, trong, đợt bội nhiễm đờm vàng, xanh. Khó thở khi gắng sức, giai đoạn cuối khó thở liên tục.
- Khám lâm sàng:
+ Khi thở có hiện tượng co kéo các cơ hô hấp: Liên sườn, hõm ức, hố thượng đòn.
+ Lồng ngực hình thùng.
+ Dấu hiệu complell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào.
+ Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào.
+ Gõ vang, tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm, ran rít, ran gáy. Có bội nhiễm, nghe phổi có ran nổ.
+ Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải.
+ Mắt lồi do tăng sinh mạch máu ở màng tiếp hợp.
+ Tim nhịp nhanh, có khi loạn nhịp, T2 đanh mạnh, ngựa phi phải thì tiền tâm thu.
+ Dấu hiệu Carvallo: Thổi tâm thu dọc theo bờ trái xương ức, tăng lên ở thì hít vào.
+ Tĩnh mạch cổ nổi, gan to, đau vùng hạ sườn phải.
+ Phù chân và cổ trướng.
3.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Đánh giá chức năng thông khí: Khi đo chức năng thông khí cần đánh giá các thông số:
+ Dung tích sống gắng sức (FVC).
+ Thể tích khi thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1).
+ Tính chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC).
+ Gaensles (FEV1/FVC).
- Đo khí máu động mạch: Nên tiến hành khi đo chức năng thông khí với FEV1 < 50%, hay lâm sàng có dấu hiệu suy hô hấp hay suy tim.
- X- quang phổi thường quy:
+ Giai đoạn đầu bình thường hoặc tăng đậm các nhánh phế quản huyết quản.
+ Lồng ngực giãn.
+ Hình ảnh dày thành phế quản, các mạch máu ngoại vi thưa thớt.
+ Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi thùy dưới bên phải > 16mm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Thấy các vùng sáng không có mạch máu, các bóng khí.
- Điện tâm đồ: Xác định biến chứng tâm phế mạn ở bệnh nhân COPD.
- Siêu âm Doppler tim: Đánh giá tăng áp lực động mạch phổi, giãn thất phải và suy tim trái.
- Một số thăm dò khác:
+ Test phục hồi với thuốc giãn phế quản.
+ Test phục hồi với thuốc glucocorticosteroid.
4. Chuẩn đoán xác định (những yếu tố chính giúp chuẩn đoán COPD):
- Đo chức năng thông khí phổi, đặc biệt ở người > 40 tuổi.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Khó thở tăng lên khi gắng sức và thời gian.
+ Ho mạn tính, khạc đờm mạn tính.
+ Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
+ Khám phổi: Rì rào phế nang giảm, suy hô hấp mạn tính.
5.Chuẩn đoán giai đoạn:
- Giai đoạn I (COPD nhẹ): Bệnh nhân chỉ có ho và khạc đờm mạn tính.
- Giai đoạn II (COPD vừa): Kèm theo có khó thở.
- Giai đoạn III (COPD nặng): Triệu chứng tiếp tục tiến triển xấu đi.
- Giai đoạn IV (COPD rất nặng): Suy hô hấp mạn tính hay tâm phế mạn.
==============================
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.