NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CỦA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Định nghĩa:

Viêm dạ dày là tình trạng tổn thương viêm của niêm mạc dạ dày, do phá hủy lớp nhày ở niêm mạc. Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày.

2. Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng: Helicobacter pylori (HP), Herpes simplex virus (HSV), Cytomegalo virus (CMV), Helicobacter heilmannii; lao, syphilis…
  • Do thuốc: NSAIDs và Aspirin, Corticosteroids, Bisphosphonates, Clopidogrel, Postassium Chloride, điều trị hóa chất (ví dụ 5 – Fluouracil), rượu.
  • Loét do tự miễn.
  • Loét liên quan đến bệnh mạn tính hoặc suy đa tạng: Loét do stress, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Xơ gan, Suy thận, Ghép tạng.
  • Các nguyên nhân khác: U bài tiết gastrin – (Gastrinoma gây hội chứng Zollinger – Ellison) , Tăng hoạt động của tế bào G ở hang vị, Chiếu xạ, Crohn, sarcoidosis.

Trên thực tế lâm sàng cho thấy có 3 nguyên nhân chính:

  • Do Helicobacter pylori: là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.
  • Do dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAID và Aspirin, Corticoid: bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể bị ổ loét cấp tính và thường là nhiều ổ.
  • Do stress: Thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu như: thở máy, bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận…

3. Cơ chế bệnh sinh:

Dạ dày luôn chịu tác động của 2 nhóm yếu tố:

  • Nhóm yếu tố tấn công: Acid HCl, Pepsin; các yếu tố bên ngoài: Thuốc, rượu, vi khuẩn HP…; các yếu tố bên trong: Dịch mật, lysolecithin.
  • Nhóm yếu tố bảo vệ tế bào: lớp chất nhày và bicacbonate bao phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày (còn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ nhất); lớp tế bào biểu mô bề mặt (hàng rào bảo vệ thứ hai); dòng máu tưới cho lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng (hàng rào bảo vệ thứ ba).

=> Khi hoặc các yếu tố tấn công tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ yếu đi, hậu quả là lớp tế bào biểu mô bị tổn thương. Nếu quá trình phục hồi và tái tạo tế bào biểu mô không đủ để làm lành thì tổn thương cấp tính sẽ được hình thành và tiếp theo là sự xuất hiện của các tình trạng viêm, ổ loét.

=============================================================

👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large