DẤU HIỆU VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Triệu chứng lâm sàng:

1.1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng hằng định của bệnh này.

- Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội.

- Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có thể có ít nhiều khác biệt.

     + Loét dạ dày: Tùy vị trí ổ loét mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid cũng kém hơn so với loét hành tá tràng.

     + Loét hành tá tràng thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau trội lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.

- Đau có thể âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt.

- Triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn, chán ăn, nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ chua.

1.2. Triệu chứng thực thể:

Khám bụng: Thường không thấy gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng trướng hoặc co cứng nhẹ.

2. Các xét nghiệm cận lâm sàng:

- Chụp dạ dày tá tràng có barite, có thể thấy:

      + Hình ảnh ổ loét: là ổ đọng thuốc hình tròn, hình oval…

      + Sự thay đổi hình dạng vùng quanh ổ loét.

- Nội soi dạ dày tá tràng:

     + Phương pháp giá trị nhất trong chuẩn đoán xác định loét.

     + Cho thấy hình ảnh viêm, vị trí, số lượng, kích thước, tính chất ổ loét: cấp hay mạn tính, nông – sâu, bờ đều hoặc không đều, đáy sạch hay có chất hoại tử…

- Xét nghiệm mô bệnh học niêm mạc dạ dày: Đánh giá mức độ, hình thái viêm, loét niêm mạc dạ dày, tìm tế bào ác tính hoặc loại trừ ung thư dạ dày.

- Chụp cắt lớp vi tính: Chỉ định khi nghi ngờ có loét dò vào ổ bụng, nghi ung thư.

- Test xác định HP: Có nhiều phương pháp:

      + Ure test hoặc nuôi cấy được làm từ mảnh sinh thiết.

      + Tìm kháng thể kháng HP trong máu.

      + Tìm kháng nguyên của HP trong phân.

3. Chẩn đoán:

3.1. Chẩn đoán xác định:

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

- Hình ảnh trên phim X-quang.

- Đặc điểm và những tổn thương trên nội soi.

3.2. Chẩn đoán biến chứng:

- Xuất huyết tiêu hóa trên: là biến chứng thường gặp nhất.

- Thủng hoặc dò ổ loét: gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ.

- Ung thư hóa: Hay gặp ở các ổ loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị.

- Hẹp môn vị: Thường gặp với các ổ loét hành tá tràng.

3.3. Chẩn đoán phân biệt:

- Chứng chậm tiêu giống loét: Nội soi không thấy có tổn thương.

- Trào ngược dạ dày thực quản: Nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức, lan lên ngực, miệng. Nội soi rất có giá trị trong chuẩn đoán phân biệt.

- Ngoài ra có thể nhầm: Ung thư dạ dày, sỏi túi mật, viêm tụy mạn.

=============================================================

👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large