1. Định nghĩa:
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh này đang là vấn đề sức khỏe quan trọng và phổ biến nhất của trẻ em các nước đang phát triển như ở nước ta hiện nay.
2. Nguyên nhân:
- Do chế độ dinh dưỡng của trẻ: Ăn thiếu hoặc sai lầm về nuôi dưỡng (mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải ăn sữa bò pha loãng), do cai sữa sớm, ăn bổ sung không đúng, ăn kiêng khem quá mức khi trẻ bị bệnh…
- Nhiễm khuẩn: Suy dinh dưỡng hay gặp ở những trẻ sau khi bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, tai mũi hong, kí sinh trùng đường ruột…như viêm phổi, ỉa chảy, lao, giun sán… do trẻ biếng ăn hoặc nôn trớ.
- Các nguyên nhân khác (yếu tố thuận lợi): Dị tật bẩm sinh, đẻ non, cân nặng lúc đẻ thấp (<2500g), kinh tế khó khăn, gia đình đông con, xã hội kém phát triển…
3. Đặc điểm sự tăng trưởng của trẻ em:
- Biểu đồ chuẩn tăng trưởng của trẻ em ≤ 5 tuổi của WHO:
Chuẩn tăng trưởng của tổ chức Y tế Thế Giới – 2006 được xem là biểu đồ tăng trưởng của trẻ em trong thế kỷ XXI.
- Tốc độ tăng trưởng vè chiều cao và cân nặng của trẻ:
Trong năm đầu chiều cao tăng thêm 50% (tức là khoảng 25cm), đặc biệt trong 3 tháng đầu sau sinh chiều cao tăng lên 3,5 – 3,8cm mỗi tháng, 3 tháng tiếp theo tăng 2cm mỗi tháng, 6 tháng cuối năm chiều cao tăng trung bình 1,2 – 1,4cm mỗi tháng. Năm thứ 2 chiều cao tăng được 12cm và năm thứ 3 tăng thêm 8cm.
Về cân nặng trong năm đầu cũng tăng nhanh: cân nặng tăng gấp 2 khi trẻ được 4-5 tháng và tăng gấp 3 lần cân nặng lúc sinh khi trẻ được 1 tuổi. Từ năm thứ 2 đến 5 tuổi, cân nặng tăng bình quân mỗi năm 2kg và chiều cao tăng 6cm/năm.
- Sự phát triển của vòng cánh tay:
Lúc 1 tháng tuổi, chu vi vòng giữa cánh tay của trẻ xấp xỉ 11cm, đến 1 năm đạt 13,5cm và đến 5 tuổi đạt 15± 1cm. Như vậy, đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi, vòng cánh tay < 12,5cm là bị suy dinh dưỡng.
4. Phân loại suy dinh dưỡng:
4.1. Dựa vào cân nặng theo tuổi:
Gomez (1956) dựa vào cân nặng theo tuổi qui ra % của cân nặng chuẩn:
- Suy dinh dưỡng độ I: 70%- 80% cân nặng chuẩn.
- Suy dinh dưỡng độ II: 60%- 70% cân nặng chuẩn.
- Suy dinh dưỡng độ III: <60% cân nặng chuẩn.
Phân loại này đơn giản, dễ áp dụng để đánh giá suy dinh dưỡng trong cộng đồng nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng mới hay suy dinh dưỡng đã lâu.
4.2. Dựa vào chiều cao theo tuổi và cân nặng so với chiều cao: phân loại theo Waterlow:
- Gầy mòn (Wasting): Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.
- Còi cọc (Sturting): Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ.
- Gầy mòn + Còi cọc: Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính.
Cách phân loại này có ưu điểm: Dễ thực hiện tại cộng đồng và cho biết suy dinh dưỡng cấp tính hay mạn tính.
4.3. Phân loại theo cân nặng/ tuổi đối chiếu với quần thể tham khảo NCHS (National Center Health Statistics) theo WHO.
- Suy dinh dưỡng độ I: -2SD-3SD, cân nặng theo tuổi còn từ 70% đến 80%.
- Suy dinh dưỡng độ II: -3SD-4SD, cân nặng theo tuổi còn từ 60% đến 70%.
- Suy dinh dưỡng độ III: <-4SD, cân nặng theo tuổi còn <60%.
Phân loại này cho biết mức độ suy dinh dưỡng và dễ thực hiện trong cộng đồng.
4.4. Phân loại suy dinh dưỡng nặng:
Dùng phân loại của Welcome, dựa chỉ tiêu cân nặng/ tuổi + phù.
=============================================================
👩⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.