Theo YHCT, mắc hội chứng ruột kích thích là do đâu?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Khái niệm:


Y học cổ truyền (YHCT) không có danh từ hội chứng ruột kích thích hay rối loạn cơ năng đại tràng, căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, chứng bệnh này nằm trong các chứng của YHCT như tiết tả (đại tiện lỏng), cửu tiết (đại tiện lỏng kéo dài), tiện bí, táo kết (táo bón) và chứng phúc thống (đau bụng).

2. Nguyên nhân:

Theo YHCT, có rất nhiều nguyên nhân gây HCRKT, trong đó có 4 nguyên nhân chính:

  • Ngoại tà lục dâm (mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể): Chủ yếu là hàn và thấp, trong đó thấp là thường gặp nhất.
  • Ẩm thực bất điều: Nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, lạm dụng những đồ ăn bổ béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu…
  • Thất tình nội thương (yếu tố tinh thần): Trong đó đặc biệt là trạng thái lo lắng buồn phiền (ưu tư) hoặc cáu giận (khủng nộ) kéo dài.
  • Tạng phủ hư nhược: Tỳ vị tố hư, nghĩa là thể chất vốn dĩ suy nhược hoặc bị bệnh tật lâu ngày.

Các nhân tố trên đây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị và đại tràng khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn, từ đó mà sinh các chứng trạng của HCRKT như đau bụng (phúc thống), tiêu chảy (tiết lả) hoặc đi kiết (kiết lỵ), táo bón (táo kết), đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, nôn, buồn nôn…

Y học cổ truyền phân loại các thể bệnh theo nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Hàn thấp và thấp nhiệt.
  • Do ăn uống.
  • Tỳ vị hư và Thận dương hư.
  • Can uất tỳ hư.

3. Cơ chế bệnh sinh:

  • Do cảm nhiễm bởi yếu tố hàn thấp hoặc thấp nhiệt từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể gây bệnh. Ngoại cảm hàn thấp xâm nhập vào tạng tỳ phủ vị, làm ảnh hưởng chức năng thăng giáng, thanh trọc không phân của tỳ vị, gây ra ứ trệ ở trung tiêu mà bụng chướng đau.
  • Do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ sống, lạnh, lao động mệt mỏi, uống quá nhiều thuốc đắng hàn làm tổn thương tỳ vị, lâu ngày mà tỳ hư, tỳ hư sinh thấp, càng ảnh hưởng tới chức năng của tỳ. Tỳ và vị quan hệ biểu lý, tỳ vị hư nhược làm cho chất tinh vi thủy dịch và chất trọc trong cơ thể không thể phân bổ được đều đi xuống gây chứng tiết tả. Nếu chức năng của tỳ vị suy giảm nguồn sinh hóa khí huyết của cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến tỳ vị hư nhược gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn.
  • Can chủ sơ tiết, tỳ chủ vận hóa, sự thăng giáng của tỳ vị có liên quan đến sự sơ tiết của can. Khi tức giận làm tổn thương can, ảnh hưởng sơ tiết gây khí trệ không thông, hoành nghịch phạm tỳ vị, hoặc dồn xuống đại tràng, khí cơ không thông, bụng chướng, đầy bụng, ợ hơi ăn kém, đại tiện lúc lỏng lúc táo. Mạch huyền.
  • Thận có chức năng khí hóa tỳ dương để bài tiết phân ra ngoài. Nếu thận dương hư, mệnh môn hỏa suy sẽ không ôn ấm được tỳ và tỳ dương hư gây chứng đầy bụng và ngũ canh tả ở người già (đại tiện lỏng vào lúc sáng sớm).
  • Yếu tố tiên thiên (di truyền): Khi sinh ra cơ thể vốn gầy yếu, không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến thận, tỳ hư.

4. Phân thể bệnh:

YHCT phân loại theo nguyên nhân gây bệnh chia thành các thể lâm sàng sau:

  • Thực chứng: Thể hàn thấp và thấp nhiệt.
  • Hư chứng:

+ Thể tỳ vị hư nhược.

+ Thể thận dương hư.

  • Hư thực lẫn lộn: Thể can uất tỳ hư.

    =============================================================

    👩‍⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

    ☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large