Điều trị và phòng hội chứng ruột kích thích bằng cách nào?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị triệu chứng nổi trội. Dùng các thuốc chữa triệu chứng khi cần.
  • Chưa có thuốc đặc hiệu điều trị hết mọi triệu chứng của HCRKT.
  • Điều trị giúp cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột.
  • Kết hợp chế độ ăn hợp lí: Nhiều đạm, ít mỡ không kiêng khem quá mức.
  • Tâm lí liệu pháp: Khám ân cần tỉ mỉ, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ.

2. Các phương pháp điều trị:

2.1. Chế độ ăn: Rất quan trọng trong điều trị HCRKT:

  • Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.
  • Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường. Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích. Thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ.

2.2. Chế độ luyện tập: rất cần thiết, phải kiên trì.

  • Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

2.3. Thuốc điều trị triệu chứng:

  • Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, Nospa, Spasfon…
  • Chống táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax…).
  • Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium…
  • Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsin, than hoạt,…
  • Thuốc an thần kinh: Rotuda, Seduxen, Dogmatyl…

2.4. Xác định mức độ nặng của HCRKT và xử trí:

  • Nhẹ:

+ Triệu chứng không thường xuyên.

+ Rối loạn tâm lí ít.

+ Điều trị: Giáo dục về bệnh, ăn kiêng, chọn thức ăn thích hợp.

  • Trung bình:

+ Triệu chứng thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường.

+ Suy giảm tâm lý.

+ Triệu chứng nặng lên – tìm yếu tố thúc đẩy.

+ Thay đổi nếp sinh hoạt, tâm lý liệu pháp, chế độ ăn kiêng.

+ Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.

  • Nặng:

+ Đau bụng thường xuyên.

+ Suy giảm tâm thần tiềm ẩn.

+ Điều trị như trên kết hợp với thuốc an thần hoặc thuốc tâm thần.

3. Phòng bệnh:

Chế độ ăn uống sinh hoạt:

  • Kiêng ăn tôm, cua, cá.
  • Kiêng ăn những thức ăn khó tiêu: Khoai lang, sắn…
  • Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, ớt…
  • Không nên ăn các chất có nhiều chất xơ khó tiêu như cam, xoài, mít…
  • Khi ăn phải nhai kĩ, ăn chậm, không nên ăn nhiều quá một lúc.
  • Luyện tập đi ngoài mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
  • Thay đổi môi trường sống để tạo không khí thoải mái, dễ chịu.
  • Tránh căng thẳng tinh thần

    =============================================================

    👩‍⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

    ☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large