Xác định chính xác hội chứng ruột kích thích bằng cách nào?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Các xét nghiệm lâm sàng:

  • Công thức máu, tốc độ máu lắng đều ở mức bình thường.
  • Sinh hóa: Men gan AST, ALT ở giới hạn bình thường.
  • Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn thường (-). Có thể có trứng KST, không có amip ăn hồng cầu, không có kén amip.
  • Nội soi trực tràng, đại tràng: bình thường, hoặc đại tràng co thắt, tăng tiết nhầy.
  • Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng bình thường.
  • Chụp X.quang khung đại tràng, bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động.
  • CT scanner ổ bụng.

2. Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa vào tiêu chuẩn Rome III.

Từ năm 2006, Hội Tiêu hóa Mỹ đã công bố tiêu chuẩn Rome III về hội chứng ruột kích thích:

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Thường xuyên đau bụng hay khó chịu ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng vừa qua với ít nhất 2 triệu chứng sau đây:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện.
  • Khởi phát liên quan với sự thay đổi số lượng của phân.
  • Khởi phát liên quan với một sự thay đổi trong hình thức (xuất hiện) phân.

Chú thích:

Tiêu chuẩn xuất hiện trong 3 tháng qua với khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán.

“Khó chịu” có nghĩa là một cảm giác khó chịu không phải như đau.

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán HCRKT:

  • Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần).
  • Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).
  • Đại tiện có lúc gấp hoặc phải rặn nhiều, hoặc cảm giác đi chưa hết phân.
  • Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.
  • Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.
  • Các triệu chứng luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

3. Chẩn đoán biến chứng:

Hội chứng ruột kích thích bình thường không gây biến chứng gì nặng. Táo bón và tiêu chảy có thể làm cho triệu chứng bệnh trĩ nặng hơn nếu bệnh nhân có trĩ kèm theo. Ăn uống kiêng khem quá mức kéo dài có thể dẫn tới thiếu dinh dưỡng.

4. Chẩn đoán phân biệt:

  • HCRKT có ỉa chảy: cần chẩn đoán phân biệt với: nhiễm trùng đường ruột, suy giảm miễn dịch, ung thư đại trực tràng, u lympho ruột, dị ứng thức ăn, thiếu men lactase, viêm loét đại trực tràng chảy máu, viêm đại tràng vi thể, hội chứng Crohn.
  • HCRKT có táo bón – đau bụng nổi trội: cần chẩn đoán phân biệt với u đại tràng, bệnh to giãn đại tràng, u tụy, ngộ độc chì, thoát vị, bệnh sỏi mật và viêm túi mật, rối loạn chuyển hóa porphyrine.

    =============================================================

    👩‍⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

    ☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large