1. Định nghĩa:
Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng của ruột, không gây tổn thương thực thể tại ruột, có nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt, rối loạn cơ năng đại tràng…Bệnh có liên quan đến tình trạng tinh thần của người bệnh nên còn gọi là một bệnh tâm thể.
Theo Thompson W.G hội chứng ruột kích thích là các rối loạn chức năng của ruột, tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu, tổ chức học hoặc các rối loạn về sinh hóa, gọi là hội chứng ruột kích thích.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
2.1. Nguyên nhân:
- Sự nhạy cảm quá mức của ống tiêu hóa.
- Hội chứng ruột kích thích cũng xuất hiện sau một giai đoạn viêm dạ dày – ruột.
- Sự dị ứng với thức ăn hoặc tính nhạy cảm đối với thức ăn.
- Các tác nhân tới sự vận động của đại tràng: Thuốc (Propranolon), nội tiết (Cholecystokinin, Pentagastrin) ảnh hưởng tới sự căng giãn đại tràng…
- Do mất cân bằng hệ thống hormone.
- Do stress, lo âu: Làm các triệu chứng của IBS nặng hơn hoặc thường xuyên hơn.
2.2. Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi: 50% IBS bắt đầu trước tuổi 35.
- Giới: Bệnh thường gặp ở nữ, gấp 2-4 lần ở nam giới.
- Gia đình có cha mẹ hoặc anh chị e bị IBS thì có nguy cơ của bệnh này.
3. Nhắc lại giải phẫu và sinh lí:
- Ruột co bóp, quyết định thức ăn qua ruột nhanh hay chậm. Trung bình 1 giờ rưỡi đến 3 giờ thì thức ăn đến ruột non, 6-7 giờ thì xuống đại tràng.
- Vận động ở ruột non: Vận động lắc lư để khuấy thức ăn, co bóp phân đoạn để nhào trộn thức ăn, co bóp của ruột non để tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Nếu ruột bị căng quá mức hoặc phúc mạc bị kích thích thì phản xạ giao cảm sẽ ức chế nhu động. Một số hormone làm tăng nhu động ruột non: gastrin, cholecystokinin, insulin, serotonin.
- Sự vận động của ruột già tương tự ruột non, ngoài ra nó còn có một loại co bóp khối đặc biệt, ép phân thành một khối trong 30 giây.
4. Sinh lý bệnh:
Có 3 giả thuyết về cơ chế bệnh sinh được đề cập đến:
- Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa như tăng tính nhạy cảm, nội tạng dễ kích thích.
- Thay đổi tính chịu đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột.
- Tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.
- Ngoài ra, vai trò của yếu tố tâm lý hay sự viêm nhiễm của ruột cũng được đề cập đến.
=============================================================
👩⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.