Khi chảy máu cam: 3 điều cần phải biết để tránh mất nhiều máu

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Chảy máu cam thường không nghiêm trọng, tuy nhiên rất nhiều người chưa biết xử lý đúng cách khiến máu chảy nhiều hơn.

Khi bị chảy máu cam, bạn nên dùng khăn ẩm để thấm máu.Khi bị chảy máu cam, bạn nên dùng khăn ẩm để thấm máu.

1. Bị chảy máu cam, làm gì để tránh máu chảy nhiều?

Chảy máu cam thường không nghiêm trọng. Bạn có thể tự xử lý theo 3 bước sau:

  • Bình tĩnh dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu – Càng căng thẳng càng dễ khiến máu chảy nhiều hơn, nên cố gắng thư giãn

  • Ngồi hơi khom về phía trước (không ngửa cổ ra sau) – Giữ đầu ở vị trí cao hơn tim, không nên nằm xuống. Nghiêng người về phía trước giúp máu không chảy xuống cổ họng

  • Kẹp 2 lỗ mũi – Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ lên đầu mũi trong 5-10 phút (thở bằng miệng).

Lưu ý, khi máu đã dừng chảy, không chạm hoặc xì mũi. Việc này có thể khiến máu chảy lại. Tuy nhiên, nếu máu chảy lại hãy xì nhẹ mũi để loại bỏ hết các cục máu đông có thể còn trong mũi. Bạn cũng có thể xịt thuốc thông mũi như oxymetazoline. Sau đó, kẹp mũi lại và thở bằng miệng từ 5 đến 10 phút. Nếu máu vẫn còn tiếp tục chảy, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Một lưu ý nữa, khi đã ngừng chảy máu cam, bạn không nên nhấc vật nặng hay hoạt động mạnh, căng thẳng và cố gắng không hỉ mũi trong 24 giờ sau đó.

2. Xử trí chảy máu cam theo từng nguyên nhân

  • Không khí khô

Là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam. Thời tiết khô hoặc không khí nóng trong nhà có thể kích thích và làm khô màng mũi. Từ đó dễ gây ngứa mũi và chảy máu khi trong mũi bị trầy xước.

Cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân kích thích niêm mạc mũi. Chảy máu có khả năng xảy ra khi sổ mũi, hắt xì/xì mũi nhiều lần. Cảm lạnh kết hợp với không khí lạnh mùa khô là “cặp đôi” hoàn hảo gây chảy máu cam.

  • Dị ứng

Chảy máu cam cũng có thể có liên quan đến dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cho bạn thuốc thông mũi để giảm bớt tình trạng ngứa, chảy nước mũi hay nghẹt mũi...

  • Chấn thương mũi

Chấn thương ở mũi có thể gây chảy máu cam, nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút hãy đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Nhỏ nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi và ngăn ngừa chảy máu cam.Nhỏ nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi và ngăn ngừa chảy máu cam.

3. Cách ngăn ngừa chảy máu cam đơn giản tại nhà

  • Không xì mũi, ngoái mũi quá mạnh khi cảm thấy ngứa. Nếu trẻ bị chảy máu cam, nên cắt ngắn móng tay và canh chừng không để trẻ cho tay vào mũi.

  • Dùng thêm máy làm ẩm không khí để tránh khô mũi

  • Dùng thuốc bôi trơn như thuốc mỡ kháng sinh trước khi ngủ vào ban đêm

  • Không hút thuốc – Thuốc lá có thể gây kích thích và làm khô bên trong mũi 

  • Nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi

  • Mang theo các thiết bị bảo vệ mũi khi chơi các môn thể thao có thể gây thương tích cho mũi

Lưu ý: Chảy máu cam hiếm khi nào là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị chảy máu nhiều hơn 1 lần/tuần nên đi gặp bác sĩ. Lý do, các mao mạch nhỏ trong mũi dễ bị kích thích và khó lành lại, nhất là những ai bị dị ứng hoặc cảm lạnh nhiều lần liên tiếp. 

→ Thực ra, việc hỗ trợ điều trị thành công bệnh chảy máu cam, nóng trong người cũng rất đơn giản khi bạn được theo dõi & hướng dẫn bởi các chuyên gia đầu ngành về bệnh chảy máu cam.

  • Vì thế để quá trình hỗ trợ điều trị đạt được kết quả tốt nhất hãy gọi 0968.556.133 gặp trực tiếp Chuyên gia tư vấn sức khỏe cao cấp - Dược sỹ Đại học của Thuocthaoduoc.vn để được tư vấn & theo dõi kĩ lưỡng về tình trạng bệnh của mình.
  • Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nhấn NGAY TẠI ĐÂY, bạn sẽ có ngay một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý chảy máu cam cùng các biểu hiện kèm theo.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large