Khi bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ tư, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Hiện tượng này ở các thai phụ là chuyện hết sức bình thường.
Theo thống kê, khoảng 20% phụ nữ mang thai gặp phải chuyện chảy máu cam trong giai đoạn thai kì, trong đó 6% thuộc về các chị em phụ nữ không mang thai. Cứ 10 thai phụ thì chiếm đến 2 người bị chảy máu cam. Tuy đây là biểu hiện khá phổ biến mà các bà bầu gặp phải nhưng lại đem đến những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Khi mang thai sức khỏe của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cơ thể người mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt. Vì vậy, cơ địa nóng lên hoặc đưa tay vào ngoáy mũi khiến các mạch bị phá vỡ, tổn thương gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Tình trạng này xảy ra bởi niêm mạc mũi có cấu tạo rất mỏng kèm theo các mạch máu nhỏ li ti, sung huyết niêm mạc mũi.
Tại sao phụ nữ có thai lại dễ bị chảy máu cam?
Thật khó chịu và bất tiện nhưng chảy máu cam là một hiện tượng rất bình thường trong thời kỳ mang thai, nhất là kể từ tháng thứ 4 trở đi. Hormone thai kỳ có tên progesterone và estrogen thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu. Đồng thời, cơ thể bạn sản sinh ra nhiều máu hơn, và điều này gây ra áp lực lớn cho các mạch máu trong mũi bạn.
Màng nhầy của mũi bạn có thể bị sưng tấy lên và bị khô, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết hanh khô. Chính vào thời điểm này mà những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và ớn lạnh thường xuyên xảy ra, làm giảm sức đề kháng của chúng ta. Tất cả những yếu tố trên làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong mũi bạn, khiến chúng dễ bị phá vỡ, và gây chảy máu nhẹ.
Làm thế nào để máu cam ngừng chảy?
Khi mũi bạn bắt đầu chảy máu hãy:
- Hãy ngồi xuống và bịt thật chặt mũi bạn ngay phần bên trên lỗ mũi, ở phần mềm của mũi (trước phần xương)
- Hãy ngồi trong tư thế này khoảng 10 phút.
- Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài hơn là chảy vào trong họng bạn. Nếu bạn nuốt phải máu, bạn có thể sẽ buồn nôn và khó chịu.
- Hãy ngồi thẳng đứng, việc này tốt hơn là nằm dài để giảm áp lực máu trong mũi bạn.
- Tiếp tục ấn mũi bạn cho tới khi máu đã đông lại. Việc này có thể mất đến 20 phút.
- Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này.
- Để tránh mũi bạn chảy máu lại sau đó, trong vòng 12 giờ tiếp theo, lưu ý không nên:
- Đặt mình ở vị trí mà đầu bạn lại thấp hơn tim bạn, cố gắng quá sức, hỉ mũi mạnh...
Nên làm gì để tránh chảy máu cam?
Không để mũi quá khô, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi không khí khô. Để làm được điều này, hãy thoa chút kem vaseline trong lỗ mũi. Nếu không khí trong nhà bạn khô do hệ thống lò sưởi, hãy lắp đặt thêm máy tạo độ ẩm.
Hãy nhẹ nhàng với mũi bạn! Không tác động mạnh lên mũi, và chỉ hỉ mũi khi thật sự cần thiết. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây ra chảy máu cam liên tục.
Uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước cho các cơ quan trong cơ thể bạn, bao gồm cả màng mũi.
Khi nào bạn nên khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Bạn bị chảy máu cam thường xuyên
- Bạn bị chảy máu cam nhiều
- Máu cam không ngừng chảy sau khi bạn đã xử lý đúng cách trong vòng 20 phút