Sự liên quan giữa Thận và Phế trong y học cổ truyền

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Theo Đông y, Thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể; nó được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Khái niệm về Tạng Thận trong Đông Y rộng hơn so với “cơ quan” Thận theo giải phẫu Tây y. Nó thực hiện chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Trong thận chứa nguyên âm và nguyên dương (cũng được gọi là Thận âm và Thận dương). Thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nhằm thực hiện điều hòa chức năng sinh lý của cơ thể.. Mối quan hệ của thận với các cơ quan khác là những mối quan hệ tương sinh và tương khắc với các trạng thái vận động không ngừng. Đông y sử dụng học thuyết Ngũ hành như một công cụ để giải thích sinh lý các tạng phủ trong cơ thể, hiện tượng bệnh lý và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng.

Vòng ngũ hành và ngũ tạng tương sinh tương khắc

Thận ảnh hưởng đối với Phế

Dựa vào học thuyết ngũ hành, mối quan hệ giữa Thận với Phế giống như sự liên hệ giữa mẹ và con. Thận thuộc Thủy còn Phế thuộc Kim; Thủy và Kim tương sinh (Kim sinh Thủy, Thủy nhuận Kim). Chúng có tác dụng ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau về sinh lý và bệnh lý.

Phế là cơ quan hô hấp. Hít vào khí trong (thanh khí) từ không khí thiên nhiên và thải ra khí dơ (trọc khí) của cơ thể, làm trao đổi khí giữa bên trong và ngoài cơ thể. Tùy thuộc vào sự vận hành của Phế, khí có thể lưu thông xuyên suốt cơ thể, vì vậy sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo.

Tuy nhiên, hô hấp không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chức năng của Phế, Thận cũng tham gia điều hòa quá trình hô hấp. Để duy trì khí trao đổi có hiệu quả, khí hít vào đã được Phế tinh chế phải đưa xuống Thận để được Thận thu nạp một cách thích hợp. Thận chủ “nạp khí” nghĩa là thu nhận, giữ lại khí hít vào của phế, điều tiết hoạt động hô hấp.

Thông thường hoạt động hô hấp tùy thuộc vào sự điều hòa lẫn nhau của Thận và Phế. Mối quan hệ này được nói rõ trong “Loại chứng trị tài” (Chẩn đoán phân biệt và điều trị các bệnh lý – Lâm Bội Cầm 1839 – nhà Thanh): “Phế chủ khí và Thận là gốc của khí; Phế chủ xuất khí và Thận chủ nạp khí; âm dương tương giao hô hấp được thông suốt là kết quả của sự cân bằng giữa âm và dương”.

Để duy trì hô hấp được thông suốt, Thận khí phải sung mãn và chức năng nạp khí của Thận không bị ảnh hưởng. Khi Thận khí suy nhược và không nạp được khí, khí đi xuống không được Thận thu nạp có thể dẫn đến các vấn đề về Phế như hít vào khó khăn và thì thở ra dài. Tình trạng sẽ nặng hơn khi vận động nhiều. Trong Đông y, đây được gọi là Thận không nạp khí. Trên lâm sàng, bệnh này có thể gặp trong viêm Phế quản mạn tính người cao tuổi, khí Phế thũng và Tâm Phế mạn, tất cả là kết quả của Thận hư khí nghịch, thận không nạp khí gây ra..



Bài viết cũ hơn

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large