Chức năng của Thận liên quan với chức năng của Can như thế nào?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Thận liên quan với Can

Can tàng huyết, Thận tàng tinh. Can thúc đẩy những hoạt động thông sướng và điều đạt, trong khi thận thúc đẩy những hoạt động tàng trữ và giữ kín. Cả hai tạng đều thuộc hạ tiêu (một phần của Tam tiêu), có thể nói là cùng nguồn gốc. Chúng liên hệ với nhau cả về sinh lý và bệnh lý.

Thủy có thể dưỡng mộc

Thủy có thể dưỡng mộc

Theo học thuyết ngũ hành, Can thuộc mộc và Thận thuộc thủy. Can thúc đẩy sự hoạt động của khí thông sướng và điều đạt, là nơi tàng huyết và điều chỉnh thích hợp sự bổ sung huyết cho tuần hoàn và toàn cơ thể. Theo học thuyết ngũ hành, Thủy sinh Mộc. Đây là mối quan hệ mẹ con. Thận giúp tăng cường và nuôi dưỡng Can để nó có thể hoạt động chức năng bình thường. Một ví dụ khác là về mối quan hệ giữa Thận âm và Can âm. Thận âm nuôi dưỡng Can âm làm cho Can dương không thái quá. Mặt khác, Can âm góp phần tái tạo Thận âm. Trong đó, Thận âm có vai trò quan trọng hơn Can âm. Sự đầy đủ của Thận âm quyết định sự duy trì cân bằng động  giữa chúng. Nếu Thận âm bị thiếu hụt, thủy không đủ để nuôi dưỡng mộc và dẫn đến phần âm bị hư tổn trong cả thận âm và can âm, cũng gây nên Can dương thái quá. Khi đó, nhiệt tà tích tụ quá mức trong cơ thể nên gây ra triệu chứng như đau đầu hay đau hông sườn sẽ xảy ra.

Tinh và huyết hỗ sinh (biến đổi qua lại lẫn nhau)

Tinh hậu thiên và huyết có chung nguồn gốc. Chúng được biến đổi từ tinh dinh dưỡng và là sản phẩm của quá trình tiêu hóa và chuyển đổi bởi Tỳ vị. Huyết được tàng ở Can và tinh được tàng ở Thận. Trong điều kiện sinh học bình thường, huyết được tàng ở Can cũng dựa trên sự nuôi dưỡng của Thận tinh. Ngược lại, Thận tinh cũng phụ thuộc vào sự bổ sung của Can huyết. Chúng biến đổi qua lại và nuôi dưỡng lẫn nhau.

Cả hai đều là tướng hỏa quan trọng

Tướng hỏa có nguồn gốc từ Mệnh môn, đó là Can và Thận. Nó có ở cả Can và Thận. Chúng quan hệ với quân hỏa (Tâm hỏa) và cả hai cùng phối hợp hoạt động chức năng với nhau như trong 1 vương quốc và đẩy mạnh hoạt động chức năng khỏe mạnh cho toàn cơ thể.

Chức năng của chúng đối ngược nhưng bổ sung cho nhau

 thận và can

Can chủ về sơ tiết và điều đạt, trong khi thận chủ về bế tàng (tàng trữ và giữ kín). Sơ tiết và bế tàng là biểu hiện tương phản tương thành. Một mặt sự sơ tiết thích hợp của Can khí đảm bảo Thận khí hoạt động bình thường trong phạm vi năng lực của nó mà không bị thái quá. Mặt khác, sự bế tàng của thận khí hạn chế chức năng của Can không vượt mức (Thái quá) hay thiếu hụt (Bất cập).  Các hoạt động này đối ngược nhưng lại bổ sung cho nhau. Mối quan hệ đặc biệt này được thấy rõ trong quá trình phóng tinh của nam giới. Ví dụ khi Can mất sự thông sướng và điều đạt và Thận không tàng được tinh, can dương sẽ trở nên thái quá và ngũ hành sẽ không chế ước nhau được. Hỏa thịnh sẽ làm tinh rò rỉ chảy tràn ra ngoài, gây ra sự tăng xuất tinh ban đêm và mộng tinh (Tinh chảy ra ngoài tự ý mà không có cực khoái).


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large