Chức năng của Thận ảnh hưởng tới Tâm như thế nào?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Thận ảnh hưởng đối với Tâm

Theo học thuyết Ngũ hành, Tâm thuộc hỏa, Thận thuộc thủy. Chúng được phân loại tương ứng thuộc Dương và Âm. Tâm và Thận có quan hệ mật thiết, tương quan chặt chẽ và chế ước lẫn nhau. Nếu có bất thường quan hệ chức năng giữa Tâm và Thận, thì sẽ phá vỡ sự cân bằng động giữa thuộc tính Âm và Dương hay giữa Thủy và Hỏa trong cơ thể, gọi là “Tâm Thận bất giao”.

Mối quan hệ cụ thể giữa Tâm và Thận được thể hiện như sau:

Thủy hỏa ký tế (điều hòa qua lại)

Theo Đông y, Tâm ở phần trên của cơ thể, nó thuộc Dương và chủ hỏa, có tính chất động. Trong khi đó, Thận nằm ở phần dưới cơ thể, nó thuộc Âm và chủ Thủy, có tính chất tĩnh. Theo lý luận Đông Y, sinh lý bình thường, Tâm hỏa giáng xuống Thận cùng với Thận dương ôn ấm Thận âm và ngăn ngừa Thận âm quá thịnh. Mặt khác, Thận thủy phải thăng lên cùng với Tâm âm để nuôi dưỡng Tâm dương, cũng là ngăn ngừa Tâm dương hoạt động thái quá. Đông y cho rằng: Khi Thận thiếu hỏa của Tâm, thủy sẽ lạnh; khi Tâm thiếu Thủy của Thận, hỏa sẽ thái quá”. Khi thủy và hỏa hài hòa, quan hệ cân bằng giữa âm ở dưới và dương ở trên giúp duy trì sự đảm bảo cần thiết cho sức khỏe (gọi là thủy hóa ký tế).

Một khi sự cân bằng giữa Tâm hỏa giáng xuống và Thận thủy thăng lên bị phá vỡ, sẽ dẫn đến bệnh lý. Ví dụ khi Thận âm hư tổn, Thận thủy không khống chế được Tâm hỏa, dẫn đến Tâm hỏa thái quá. Trong khi đó, Tâm hỏa thái quá không thể giáng xuống ôn ấm Thận thủy. Vì thế nửa người trên cơ thể sẽ chịu sự thái quá của Tâm hỏa, ngược lại nửa người dưới cơ thể sẽ chịu sự lạnh buốt và đông cứng của Thận thủy, dẫn đến các vấn đề  như mất ngủ, di tinh, và một số trường hợp nặng có thể đẫn đến thần chí mê sảng (tâm thận bất giao, tâm hỏa độc khang).

Tinh và huyết hỗ sinh (biến đổi qua lại lẫn nhau)

Chức năng sinh lý của Tâm là chủ huyết, chức năng sinh lý của Thận là tàng tinh. Tinh và huyết là hai thành phần quan trọng trong cơ thể; tạo nên những chất cơ bản để duy trì hoạt động sống. Tinh của Thận có thể chuyển đổi thành huyết, và huyết có thể chuyển đổi thành tinh. Hoạt động sinh sản và chuyển đổi qua lại lẫn nhau cung cấp nguyên liệu cơ bản cho mối quan hệ chức năng của Tâm và Thận.

Tinh và thần hỗ dụng (sử dụng qua lại lẫn nhau)

Theo Đông y, Tâm tàng thần. Thần chủ quản tất cả hoạt động sống và bổ sung thêm cho tinh. Thận tàng tinh. Tinh chuyển vào tủy xương và não (bể của tủy). Tủy hợp lại làm đầy cho não.

Mặc dù hoạt động tinh thần là do Tâm làm chủ, nhưng trí nhớ, sự kiên trì, nghị lực, .v.v. là từ não, do vậy mới có quan điểm “Thận Tàng chí”. Mối quan hệ được thiết lập mạnh mẽ và mật thiết giữa Tâm và Thận đảm bảo cho Thận tinh (thuộc về Âm) thăng lên và kiểm soát Tâm thần. Ngược lại, quan hệ này cũng đảm bảo cho Tâm khí (thuộc về Dương) giáng xuống và kiểm soát Thận chí. Đông y cho rằng: Tinh là vật chất cơ bản của Thần và Thần là biểu hiện bên ngoài của Tinh. Thần sinh ra từ Tinh và phát xuất ra từ Tâm. Những hoạt động này cũng chịu ảnh hưởng qua lại của Tâm và Thận. Khi phần Âm thiếu hụt ở phần dưới cơ thể và phần Dương thái quá ở phần trên cơ thể thì Tâm sẽ không thể chứa được Thần và tinh cũng không thể giữ được cảm xúc. Dẫn đến các chứng điên cuồng, trầm cảm hoặc mất trí.



Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large