Thận ảnh hưởng đến Phủ
Với các phủ, Thận có quan hệ mật thiết nhất với phủ Bàng quang. Kinh Thận và kinh Bàng quang có mối quan hệ biểu lý với nhau. Hơn nữa, theo học thuyết ngũ hành, cả hai đều thuộc hành Thủy, vì vậy không lạ gì khi Thận và Bàng quang là hai cơ quan quan trọng trong vận chuyển nước toàn cơ thể.
Thận chủ thủy bằng việc điều hòa và bài tiết nước, Đông y mô tả Thận như một máy bơm. Còn Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu, cũng là một bộ phận trong quá trình bơm nước. Theo quan niệm Đông y, quá trình hoạt động của chúng thực hiện những hoạt động này tương tự như việc đóng mở của các cửa van nước khác nhau. Chức năng khí hóa của Thận khí là yếu tố quyết định cho hoạt động chức năng của Bàng quang được bình thường. Khi Thận khí đầy đủ và chức năng bế tàng hoạt động thích hợp thì Bàng quang sẽ đóng mở đều đặn giúp duy trì hoạt động chứa đựng và thải nước tiểu. Khi thận khí thiếu hụt, dẫn đến Bàng quang đóng mở không đều đặn. Khi đó sẽ gặp phải những vấn đề như chứng phù, tiểu tiện không kiểm soát và tiểu nhiều lần. Vì thế những thay đổi bệnh lý về sự tàng trữ và bài tiết nước tiểu thường liên quan đến cả Bàng quang và Thận.
Thông thường, chức năng khí hóa và ôn ấm của Thận đảm bảo cho hoạt động bình thường của các phủ sau đây:
- Tiếp nhận và làm chín đồ ăn thức uống của Vị.
- Chứa đựng và làm biến đổi thức ăn trong Tiểu trường. Nó liên quan đến sự tiếp nhận thức ăn đã tiêu hóa từ Vị, rồi phân loại thành chất dinh dưỡng và chất thải.
- Truyền tống cặn bã và bài xuất phân trong Đại trường.
Nói chung theo quan điểm Đông y, Thận là tạng quan trọng nhất trong cơ thể. Chúng có thể được xem là nền tảng di truyền và gốc rễ của sự sống. Khi chúng ta lớn lên già đi, chức năng của Thận cũng bị sụt giảm một cách tự nhiên. Mỗi ngày hoạt động cơ bản, việc cốt yếu là tập trung bảo vệ và dinh dưỡng cho Thận, vì nó là nền tảng cơ bản cho sức khỏe lâu dài.