Viêm mũi dị ứng có thực sự phòng ngừa được không?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

Khí hậu Việt Nam thay đổi thất thường, bệnh viêm mũi dị ứng thì ngày một tăng nhiều. Việc điều trị đôi khi cũng rất nan giải nếu không gặp “đúng thầy đúng thuốc”.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản, viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.

Vậy có cách nào để phòng ngừa & điều trị dứt điểm căn bệnh này không?

Thưa là có ạ!

Nhưng trước tiên ta cần hiểu đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng:

Bệnh viêm mũi dị ứng thường có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Loại có chu kỳ:

  • Thường xảy ra đột ngột, đầu mùa lạnh/ đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm.
  • Triệu chứng: bệnh nhân thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Sau đó là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng.
  • Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dày đặc, đặc biệt vào sáng sớm, vừa ngủ dậy, buổi tối lại dịu đi và kéo dài 3-15 ngày, nếu không được điều trị.

    Viêm mũi dị ứng loại không có chu kỳ:
  • Triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2 cơn.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng:

- Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thì có thể bị nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang).

- Đôi khi bệnh nhân còn bị loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

- Cũng vì do nghẹt mũi mà người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng, nặng thì trầm cảm.

Có cách nào phòng ngừa để bệnh không còn xảy ra không?

Có chứ, khi các bạn biết cách phòng ngừa thì bệnh viêm mũi này sẽ không còn dám bén mảng đến gần bạn nữa đâu.

Cách phòng ngừa các bạn phải lưu ý như sau:

  • Những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng.
  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Nếu vẫn muốn nuôi thì phải hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm àhạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của ký sinh trùng (mò, mạt).
  • Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng, mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình (tôm, cua, ốc).
  • Tránh / hạn chế tiếp xúc với bụi (bụi trong nhà / ngoài đường).
  • Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.
  • Thời tiết giao mùa, thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.
  • Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đến bệnh viện để được khám chuyên khoa tai, mũi, họng. Nếu được kết luận đúng la bệnh viêm mũi dị ứng thì bạn có thể nhận sự tư vấn trực tiếp từ ác Dược sĩ đại học để có hướng điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính dẫn đến viêm họng, viêm phế quản dị ứng, hen suyễn.

    Cuối cùng là Bạn không nên tự mua thuốc về điều trị khi chưa có sự tư vấn của các Dược sĩ đại học hoặc các Thầy thuốc chuyên môn.

    ___________________________________________

    👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

    ☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

    👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

    👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.

 


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large