Bà PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Viện tai mũi họng T.Ư đã cảnh báo: “Dùng lâu dài thuốc trị nghẹt mũi, bệnh nhân sẽ ngày càng lệ thuộc vào thuốc hoặc bị viêm mũi biến chứng do thuốc”.
Chúng tôi đã gặp không ít trường hợp các bé vì ngạt, tắc mũi và chảy mũi xanh mùi hôi. mà mỗi khi bị ngạt mũi là mẹ cháu mua Otrivin nhỏ. Thời gian đầu, thuốc phát huy tác dụng tốt, cháu rất dễ thở nhưng thời gian gần đây, việc nhỏ mũi không mang nhiều hiệu quả, chị mới đưa con đi khám thì phát hiện con bị viêm xoang.
Cũng có người bị nghẹt mũi sử dụng tới hàng trăm lọ Naphazolin! Đến lúc bị biến chứng, làm mũi không thở được nếu không có Naphazolin.
Thực tế các loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin... ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người. Bệnh nhân cứ vô tư nhỏ thuốc, cứ thấy mũi khịt khịt, tắc mũi, thời gian sử dụng thường từ nhiều tháng đến vài năm mà không lường được những hậu quả nguy hiểm sau này.
“Những loại thuốc này thường có tác dụng tức thì. Trẻ bị nghẹt mũi được nhỏ thuốc thở sẽ dễ dàng hơn, và mũi thông được từ 6 - 10 tiếng. Tuy nhiên, sau tác dụng của thuốc giảm dần, nếu vẫn dùng liều ban đầu sẽ không có hiệu quả. Do đó, bệnh nhân sẽ phải tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn”, TS Dinh nói.
Thuốc nhỏ mũi chỉ giúp giải quyết phần "ngọn"
Khi mũi bị viêm, cuốn mũi có thể nở to ra, chèn ép toàn bộ khe thở, gây ngạt tắc mũi. Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ dùng thuốc co mạch để giúp con thông mũi. Mà đâu ngờ rằng, các thuốc co mạch chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng, không phải là thuốc trị bệnh, không giải quyết tận gốc cơ chế sinh bệnh.
Bệnh nhân dùng thuốc này trong thời gian lâu hoặc nhiều lần, không những không giảm ngạt mũi mà còn dẫn đến ngạt mũi nhiều hơn trước khi dùng thuốc. Nguyên nhân là do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi, làm hư tổn hệ thống màng nhầy - lông chuyển, nên đáp ứng của niêm mạc mũi đối với thuốc ngày càng giảm, tạo nên “bệnh viêm mũi do thuốc ngạt mũi kéo dài”.
Sau mỗi lần nhỏ thuốc, thời gian tác dụng ngày càng ngắn lại, số lần nhỏ thuốc ngày càng tăng, gây nên vòng luẩn quẩn tai hại. Do đó thời gian nhỏ thuốc không nên quá 7 ngày. Nếu Bạn vẫn lạm dụng thuốc co mạch, dùng kéo dài cho dù ngày vài lần, mỗi lần vài giọt thì sau vài tuần liên tục, thuốc sẽ giảm dần hiệu quả và tai hại hơn sẽ càng gây nghẹt mũi.
Trong trường hợp đã bị viêm mũi do thuốc hoặc quá lệ thuộc vào thuốc, thì việc điều trị rất khó khăn, có khi phải xử lý bằng ngoại khoa mà chưa chắc đã có kết quả.
Có nhiều nguyên nhân gây nên ngạt mũi, tắc mũi, viêm mũi, sổ mũi. Tuỳ từng nguyên nhân sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Nếu bạn đang có vấn đề về mũi, cần phải xác định nguyên nhân rồi mới dùng thuốc. Trước tiên hãy tham khảo những loại thuốc thảo dược đặc trị về đường hô hấp, viêm mũi, viêm xoang đã được giới chuyên môn đánh giá cao.
Đừng tự tiện dùng thuốc, bởi có khi bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và kéo dài hơn. Hãychia sẻ cho các Chuyên gia tư vấn, các Dược sĩ Đại học của chúng tôi để lắng những lời khuyên hữu ích nhất, tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày.NaCl0.9% có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Bạn có thể nhỏ 4 - 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 - 4 lần. Chú ý, bạn không được bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Nước muối sinh lí hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài, tuy nhiên cũng nên hạn chế.
Chúc bạn luôn có sức khoẻ như ý!
___________________________________________
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.