Tâm sự của một bà mẹ Mỹ mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Tonya Walker (người Mỹ) phát hiện tay trái của mình không chuyển động theo khi cô bước đi, chỉ trong vòng 2 tháng sau khi cô làm đám cưới.

Tâm sự của một bà mẹ mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34

Điều gì đã giúp người phụ nữ này có thể vượt qua căn bệnh Parkinson khi còn quá trẻ?

Tonya Walker, một nữ luật sư sinh sống và làm việc tại Florida (Mỹ). Vào thời điểm nhận thấy cánh tay không cử động bình thường, Tonya Walker chỉ đơn giản nghĩ rằng mình bị thương ở tay. “Vì còn khá trẻ, ban đầu tôi nghĩ có lẽ đó chỉ là chứng đa xơ cứng hay tổn thương gì đó”, cô chia sẻ, “Tuy nhiên, các bác sỹ lại cho rằng tôi mắc bệnh Parkinson”.

Ngay khi nghi ngờ mắc Parkinson, Tonya Walker quyết định cô muốn có con càng sớm càng tốt

Chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson lên những phụ nữtrong độ tuổi sinh nở. Chính vì vậy, Tonya Walker cùng chồng quyết định họ nên có con trước khi cô tiến hành điều trị bệnh.

Tonya Walker nhanh chóng có thai. Trong thời gian này, các triệu chứng bệnh của cô dần trở nên nghiêm trọng hơn: Cô trở nên chậm chạp hơn, không thể tự mặc đồ, xương khớp cứng lại, run tay, mất khả năng giữ thăng bằng và suy giảm khả năng vận động…

Tonya Walker cùng chồng và con trai


Sau khi sinh, Tonya Walker bắt đầu tiến hành điều trị bệnh Parkinson

Sau khi tham khảo ý kiến bác sỹ, Tonya Walker quyết định sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ. “Tôi sử dụng thuốc và nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt về mặt nhận thức. Tuy nhiên, vẫn có lúc cần tăng liều thuốc khi các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh”.

Khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn…

Ban đầu, các triệu chứng bệnh Parkinson được kiểm soát nhờ sử dụng thuốc. Tonya dành thời gian để chăm lo cho sự nghiệp và gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên, các cơn run tay chân, co thắt cơ không kiểm soát ngày càng xuất hiện nhiều hơn khiến cô phải tìm tới phương án điều trị mới - phẫu thuật não.

Tonya Walker đã phải tiến hành 2 cuộc phẫu thuật kích thích não sâu. Các điện cực được cấy ghép vào não, nối với máy tạo nhịp não ngay dưới xương đòn. Các điện cực có thể kích thích các vùng não điều khiển khả năng vận động, giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh Parkinson.



Sau phẫu thuật, Tonya Walker đã có thể tự mình đứng lên đi lại, thậm chí gõ máy tính, lái xe mà không gặp khó khăn gì nhiều. Cô cũng đã lấy lại được khả năng thăng bằng - một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại.

Hãy tập trung vào những điều tích cực và lựa chọn cuộc sống vui vẻ hơn

Trong quá trình điều trị bệnh, Tonya Walker vẫn luôn là một người mẹ. Cô cho rằng, con trai cô là nguồn sức mạnh lớn, khiến cô cảm thấy mình trở thành một người mạnh mẽ hơn. “Dù cuộc sống của tôi đã thay đổi nhiều kể từ khi được chẩn đoán bệnh, nghĩ về con trai khiến tôi cảm thấy may mắn vì cuộc sống của mình vẫn chưa dừng lại”, Tonya tâm sự.

Tonya Walker luôn cố gắng dành thời gian và sức lực của mình một cách tích cực và xứng đáng nhất: “Nhiều người thường hỏi tôi điều gì khiến cho tôi mạnh mẽ như vậy? Thật khó để trả lời chính xác. Tôi nghĩ có lẽ tôi chỉ muốn trở thành một nguồn động viên cho nhiều người bệnh Parkinson khác. Tất cả chúng ta đều phải chiến đấu với một điều gì đó mỗi ngày. Vì vậy, hãy đứng dậy, ngẩng cao đầu và lựa chọn niềm vui”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large