BỆNH PARKINSON VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

4. Điều Trị Bệnh PARKINSON

Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ 4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp điều trị, và có nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài như sự dao động và mất kiểm soát cơ (dyskinesia). Ngoài ra nguyên nhân của sự tàn tật trong giai đoạn muộn còn bao gồm cả mất khả năng giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần. Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị tốt nhất tùy thuộc vào những triệu chứng nổi bật của bệnh nhân.

4.1. Nội Khoa:

Người bị bệnh Parkinson, do cử động chậm chạp khó khăn, nên thường trở nên ỳ trệ hơn, điều đó lại làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn nữa. Vì vậy khi bị bệnh, nên tập thể dục nhiều, càng vận động nhiều thì bệnh càng đỡ nặng hơn.

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón. Không nên ăn kiêng thịt cá, nhưng đừng ăn quá nhiều một lúc, vì các chất đạm trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc chữa bệnh.

Các thuốc thông dụng được dùng tại Việt nam là: Levodopa (tên thương mại Madopar, Sinemet), Trihexyphenidyl (Artane), Pramipexol (Sifrol).

Thuốc chủ chốt để điều trị Parkinson hiện nay là Levodopa. Bệnh nhân sẽ đỡ run, đỡ cứng đờ, cử động nhanh nhẹn hơn. Giai đọan đầu thuốc có tác dụng rất tốt như vậy, người ta gọi là giai đoạn tuần trăng mật . Giai đoạn này thường kéo dài vài năm. Về sau, sẽ phải tăng liều lượng thuốc thì mới duy trì được tác dụng. Tuy nhiên nếu dùng liều cao và kéo dài thì có thể có những tác dụng bất lợi về sau, do vậy đừng vội dùng thuốc này, và nếu đã dùng rồi thì đừng vội vã tăng liều thuốc. Trong giai đọan đầu bị bệnh, nên sử dụng các thuốc không phải là Levodopa, kiểu như Pramipexole để điều trị. Về sau, khi bệnh đã rõ hơn, phải dùng tới Levodopa, thì cũng vẫn phối hợp thêm với Pramipexole, để hạn chế bớt tác dụng phụ do Levodopa gây ra.

- Pramipexole (Sifrol, Praxada) : Viên 250mg 1/2 - 1 viên x 2 lần / ngày

- Trihexyphenidyl (Artane) : Viên 2mg 1/2 - 1 viên x 2 lần / ngày

- Levodopar (Madopar) : Viên 125mg - 250mg 1/2 - 1 viên x 3 - 6 lần / ngày

4.2. Ngoại Khoa:

Khi bệnh đã nặng, thuốc levodopa không còn công hiệu, và bệnh nhân không quá già và không có suy giảm trí nhớ nặng, cũng như không có các bệnh toàn thân nặng, thì có thể xem xét điều trị bằng phẫu thuật. Có 2 kiểu phẫu thuật chữa bệnh Parkinson, là kiểu gây phá hủy một vài cấu trúc nhỏ trong não, và kiểu đặt điện cực kích thích vào sâu bên trong não. Tuy nhiên phẫu thuật này ở Việt Nam mới có những tiền lệ ban đầu, chưa được phổ biến. Bệnh nhân thường phải sang Mỹ hoặc Pháp, với chi phí 35 - 50 ngàn đô la. kết quả sau mổ có thể rất ngoạn mục. Tuy nhiên, tỷ lệ các biến chứng của mổ là như bảng sau


Biến chứng

STN (%)

GPi (%)

Biến đổi tâm tính và hành vi

18, 4

9, 3

Nhiễm trùng

2

2, 6

Chảy máu não có triệu chứng

2

4

Đặt điện cực lệch chỗ

1, 7

2

Rối loạn ngôn ngữ lời nói

1,5

3, 9

Nhồi máu não

0, 2

2, 2

(STN: phương pháp kích thích nhân dưới đồi thị, GPi phương pháp kích thích cầu nhạt trong)



Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large