Bệnh Parkinson là một thoái hóa thần kinh có thể gây nên tình trạng cứng các khớp và các cơn run tay chân. Ngoài các triệu chứng thường gặp trên, bệnh Parkinson còn có thể gây một số biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các vấn đề nhận thức
Các vấn đề về nhận thức có xu hướng xuất hiện ở các giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Khi tình trạng này xảy ra, khả năng suy nghĩ, lý luận của người bệnh có thể bị suy giảm. Bạn có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức bằng cách tích cực tập thể dục, thực hiện các bài tập rèn luyện trí não như giải ô chữ, sudoku…
Trầm cảm và lo âu
Thay đổi cảm xúc gây trầm cảm, lo âu là một biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh Parkinson. Nếu không thể kiểm soát được các cảm xúc của mình, hãy trao đổi với bác sỹ về các biện pháp trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc.
Người bệnh Parkinson có nguy cơ cao bị trầm cảm
Khó nuốt
Khi bệnh Parkinson tiến triển nhanh, một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng dư thừa nước bọt trong miệng và chảy nước dãi. Tốt hơn hết, hãy ăn/uống từng miếng/ngụm nhỏ.
Rối loạn giấc ngủ
Người bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao mắc các rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần, hội chứng chân không ngủ, ngưng thở khi ngủ và rối loạn hành vi giấc ngủ REM.
Vấn đề về ruột và bàng quang
Khó tiểu (bí tiểu), tiểu không tự chủ là những biến chứng khả phổ biến của bệnh Parkinson. Ngoài ra, nhiều người bệnh cũng bị táo bón do các cơ bắp trong cơ thể trở nên cứng và chậm chạp.
Người bệnh Parkinson có thể gặp các biến chứng như bí tiểu, táo bón
Thay đổi huyết áp đột ngột
Nhiều người bệnh Parkinson thường bị chóng mặt, choáng váng khi đứng lên. Điều này là do hạ huyết áp tư thể đứng - tình trạng hạ huyết áp đột ngột khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm.
Suy giảm khứu giác
Một biến chứng bệnh Parkinson là suy giảm khứu giác, khiến người bệnh mất khả năng ngửi mùi hoặc không thể phân biệt các mùi khác nhau.
Mệt mỏi mạn tính
Tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng trong ngày thường ảnh hưởng tới nhiều người bệnh Parkinson mà không rõ nguyên nhân.
Đau đớn
Các cơn đau ở bệnh nhân Parkinson có thể tập trung ở một số khu vực cụ thể, hoặc cơn đau nói chung trên toàn bộ cơ thể. Các cơn đau thường là do sự cứng cơ bắp, cơ xương gây nên. Trong một số trường hợp, các cơn đau đớn có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson.
Suy giảm khả năng tình dục
Suy giảm khả năng tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục cũng là một biến chứng của bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các triệu chứng mệt mỏi, đau đớn, giảm khả năng vận động… gây ra.
👩⚕️ HÃY LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU. ☎️ Tel – Zalo - Facebook - Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116 📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com. 👩⚕️ Phương châm sống, làm việc: LUÔN LẤY TÂM LÀM GỐC - LẤY CHỮ TÍN LÀM ĐẦU - COI BỆNH NHÂN NHƯ CHÍNH NGƯỜI THÂN CỦA MÌNH. 👩⚕️Tôn chỉ điều trị bệnh: “Điều trị bệnh phải tìm đến gốc - Trị vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Trị vào ngọn trăm thứ rối bời”. |
Cùng Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Liễu tìm hiểu thêm về căn bệnh Parkinson:
Trao đổi cùng BSCK II Phan Thanh Tòng - Nguyên Trưởng khoa Nội - lão học - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ về căn bệnh Parkinson.
Dấu hiệu dễ nhận biết và hướng điều trị cho bệnh Parkinson - Phát trên kênh VTV2, Chương trình LẠC QUAN VỚI BỆNH TẬT (Tập 14)
Những kiến thức vàng về bệnh Parkinson nhất định bạn phải biết - Phát sóng trên O2TV - Chương trình Tuổi Vàng.
ĐỪNG ĐỂ BỆNH PARKINSON NẶNG HƠN NỮA,HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY ĐỂ CÓ SỨC KHỎE LÂU DÀI!
HOTLINE: 0968.556.133 - 0931.699.116
DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU - LUÔN LẤY TÂM LÀM GỐC - LẤY CHỮ TÍN LÀM ĐẦU - COI BỆNH NHÂN NHƯ CHÍNH NGƯỜI THÂN CỦA MÌNH