Chỉ dùng kháng sinh trong 3 trường hợp sau:
1. TRONG PHÂN CÓ MÁU: gọi chung là hội chứng lỵ cấp vì rất khó phân biệt do vi khuẩn nào, dựa vào đặc điểm lâm sàng mà bác sĩ dự đoán tác nhân.
- Triệu chứng chung: đau quặn bụng= > mót rặn => ỉa phân nhày máu. Có thể kèm hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Nguyên nhân
+ Lỵ trực khuẩn (shighella) : sốt + đau quặn bụng (trẻ nhỏ khóc cơn, gồng mình, ưỡn bụng) + mót rặn + phân nhày máu (nhiều nước, ít nhầy, máu tươi hoặc lờ lờ máu cá, có khi đỏ thẫm). Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
+ Lỵ amip: mót rặn nổi trội, phân ít nước, nhiều nhày, có bọt, máu lẫn trong nhày. Hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Cũng nên nghĩ đến lỵ amip khi điều trị theo hướng lỵ trực trùng bằng 2 kháng sinh hợp lí mà không giảm (ciprofloxacin và ceftriaxone).
==> kháng sinh : metronidazole 30 mg/kg/ngay chia 2 lần.
+ Ecoli, campylobacter Jejuni: khó phân biệt
2.NGHI NGỜ TẢ, nghi ngờ tả khi:
- Trẻ trên 5 tuổi, ỉa chảy nặng, mất nước điện giải "miệng nôn trôn tháo", ngày có thể mấy chục lần, phân toàn nước, nước đục như vo gạo, không đau bụng.
- Trẻ 2 -5 tuổi: tiêu chảy mất nước nặng, đặc điểm giống trẻ trên 5 tuổi + nằm trong vùng đang có dịch tả.
- Trẻ dưới 2 tuổi khó phân biệt với tiêu chảy do rota virus
3. XÁC ĐỊNH CÓ AMIP hay Gardia trong phân.
Kí sinh trùng Gardia hay gặp ở trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng. Kháng sinh theo tác nhân và liều dùng (xem ảnh)
___________________________________________
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.