Trẻ bị chảy máu mũi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viết bởi HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHUYÊN MÔN 24/7 (Tel: 0968 556 133). vào

Trên thực tế, Trẻ em bị chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1, cấp 2. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu, bạn cũng cần biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào?

Tuy phần lớn chảy máu mũi hay chảy máu cam ở trẻ em không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại khiến bạn và bé vô cùng hoảng sợ.

Cầm máu và chữa chảy máu cam đúng cách cho bé ngay là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, khâu chăm sóc sau đó cũng cần thiết không kém. Bạn đã biết bé bị chảy máu ở mũi nên ăn gì và tránh ăn gì?

Những thông tin sau mà Chuyên gia - Dược sĩ Đại học của Thuocthaoduoc.vn sẽ giúp bạn trả lời tường tận về câu hỏi này.

Đầu tiên, cha mẹ cần biết chảy máu cam là bệnh gì?

  • Chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi, là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu bị đứt gãy, gây chảy máu bên trong mũi.
  • Chảy máu cam ở trẻ em thường rất phổ biến và có thể xuất phát từ các nguyên nhân như cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin C, bé có thói quen ngoáy mũi quá mạnh hoặc thời tiết hanh khô, lạnh khiến mũi khô dễ bị bong tróc chảy máu.

Vậy trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?

Chảy máu cam nên ăn gì để ngăn ngừa máu chảy và tăng cường sức khỏe?

Đây là thắc mắc của không ít bố mẹ khi có con nhỏ. Không chỉ ở trẻ em, người lớn cũng cần bổ sung những thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất sau để bảo vệ sức khỏe cơ thể sau lần chảy máu mũi:

1. Vitamin K

Bạn cần cung cấp vitamin K đầy đủ cho bé bị chảy máu mũi. Loại vitamin này sẽ đảm bảo máu đông bình thường.

Bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nếu con mắc các bệnh về gan, mật, chứng ợ nóng ở trẻ hay bệnh celiac.

Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ các loại rau xanh.

Bạn có thể bổ sung cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như:

  • Cải bó xôi

  • Cải xoăn

  • Húng quế

  • Bông cải xanh

  • Bắp cải

  • Măng tây

2. Kali

  • Khoáng vi lượng kali trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông.
  • Nếu thiếu kali, trẻ có nguy cơ cao bị mất nước, các mô trong cơ thể, đặc biệt là mao mạch tại mũi trở nên khô rát, thiếu nước.
  • Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả, thức ăn như chuối, quả bơ, cà chua, sữa chua, cá, nghêu, cà rốt…

3. Vitamin C

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ phổ biến nhất là do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Loại vitamin C này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ chảy máu cam.

Vitamin C có chức năng ngăn ngừa bệnh Scurvy hay dân gian còn gọi là “vết ma cắn”, bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như chân răng và chảy máu mũi.

Vitamin C còn là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh của các mạch máu, hạn chế bị vỡ khi có tác động mạnh. Bạn cần cung cấp cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào có thể kể đến:

  • Ớt chuông, đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C

  • Ổi

  • Trái cây họ cam, quýt, bưởi

  • Trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất…

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc cho trẻ uống vitamin C từ thực phẩm bổ sung.

4. Chất sắt

  • Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu.
  • Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì.
  • Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay mật mía.

Thế còn khi trẻ bị chảy máu cam cần tránh ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho bé, bạn cũng cần biết đến những món ăn cần tránh để hạn chế những biến chứng xấu khi trẻ bị chảy máu cam.

1. Thức ăn có tính cay, nóng

Thức ăn có tính cay, nóng

  • Bạn cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành… vì bản chất của chúng là gây nóng trong người, càng dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu.
  • Một số loại trái cây có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng cần tránh.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu

Thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn vặt có lượng chất béo bão hòa cao càng khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, khó lành vết thương.

3. Các loại chất kích thích

  • Cà phê, nước ngọt là 2 trong số nhiều loại đồ uống có hàm lượng chất kích thích cao. Chúng không những ảnh hưởng đến tim, mạch máu, huyết áp, nguy cơ béo phì ở trẻ em mà còn làm gia tăng số lần bị chảy máu mũi nữa đấy.

Nếu đã biết trẻ cần ăn gì và hạn chế ăn gì, bạn hãy áp dụng ngay những mẹo trên để giúp bé phòng ngừa cũng như tăng cường sức khỏe sau khi bị chảy máu mũi nhé.

→ Thực ra, việc hỗ trợ điều trị thành công bệnh chảy máu cam, nóng trong người cũng rất đơn giản khi bạn được theo dõi & hướng dẫn bởi các chuyên gia đầu ngành về bệnh chảy máu cam.

Vì thế để quá trình hỗ trợ điều trị đạt được kết quả tốt nhất hãy gọi 0968.556.133 gặp trực tiếp Chuyên gia tư vấn sức khỏe cao cấp - Dược sỹ Đại học của Thuocthaoduoc.vn để được tư vấn & theo dõi kĩ lưỡng về tình trạng bệnh của mình. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nhấn NGAY TẠI ĐÂY, bạn sẽ có ngay một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý chảy máu cam cùng các biểu hiện kèm theo.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large