Thông thường, bị chảy máu cam không quá nguy hiểm, nhưng nếu phạm phải một số sai lầm trong cách xử lý có thể khiến tình trạng nặng thêm.
Khi bị chảy máu cam, máu có thể chảy từ một hoặc cả 2 lỗ mũi. Chảy máu cam có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể kéo dài từ vài giây hoặc lên đến 10 phút.
Chấn thương hoặc do không khí khô gây kích ứng các mạch máu nhỏ trong mũi là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị chảy máu cam. Tuy nhiên, chúng hiếm khi nào là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, trừ khi diễn ra thường xuyên.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị chảy máu cam, trong đó phổ biến hơn ở các đối tượng như: trẻ từ 2 – 10 tuổi, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị rối loạn máu, người sử dụng thường xuyên thuốc aspirin hoặc thuốc chống đông máu, người có huyết áp cao,…
Dưới đây là một vài lời khuyên của Chuyên gia, Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Liễu về những việc cần làm nếu bạn bị chảy máu cam:
NÊN LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU CAM?
Dùng 2 ngón tay bóp vào đầu mũi, giữ trong 10 phút
Dùng 2 ngón tay bóp vào đầu mũi, giữ trong 10 phút
Ngồi hơi nghiêng người về trước, thở bằng miệng
Đặt một túi đá lạnh nhỏ lên trên sống mũi
Chú ý ghi lại thời gian bị chảy máu cam để thông báo cho bác sĩ trong trường hợp ban chảy máu nhiều và kéo dài
Tránh khói thuốc lá và các tác nhân gây dị ứng khiến bạn bị chảy máu cam. Đối với không khí khô, có thể dùng thêm máy tạo ẩm
Nghỉ ngơi nhiều sau khi bị chảy máu cam. Tránh hoạt động mạnh ngay sau khi cầm máu như chạy nhảy, chơi thể thao, bưng vác vật nặng khiến huyết áp tăng lên dễ gây chảy máu lại
KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU CAM?
- Không nên nằm hoặc ngửa đầu ra phía sau khi bị chảy máu cam. Điều này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng; nuốt phải máu cam có thể gây nôn ói
Không nên ngửa đầu ra phía sau khi bị chảy máu cam
- Không nên chọt vào mũi hay xì mũi mạnh. Cả 2 việc này có thể gây tổn thương nhiều thêm các mạch máu làm máu chảy nhiều hơn; xì mũi mạnh có thể khiến máu chảy lại sau khi ngừng
- Không nên vận động ở tư thế cúi người xuống trong thời gian dài
- Không nên ăn đồ ăn có vị cay nóng, đồ ăn sẵn, đồ chiên dầu mỡ xào rán, đồ uống có ga, chất kích thích. Vì dễ khiến các mạch máu giãn ra làm chảy máu cam lần nữa
Trường hợp bị chảy máu cam nào cần gặp bác sĩ?
Bạn đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc gặp rối loạn máu
Có các triệu chứng của bệnh tim khi bị chảy máu cam như nhịp tim nhanh, khó thở, da nhợt nhạt
Chảy máu cam ở trẻ dưới 2 tuổi
Bị chảy máu cam thường xuyên
Bị chảy máu cam liên tục 20 phút
Nuốt phải lượng lớn máu đến mức nôn ói
Bị chảy máu cam sau một chấn thương nghiêm trọng
Tóm lại, bị chảy máu cam không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều và thường xuyên bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán đúng và điều trị bệnh kịp thời (nếu có). Ngoài ra, cũng cần lưu ý những điều nên và không nên trong cách xử lý khi bị chảy máu cam để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng.
→ Thực ra, việc hỗ trợ điều trị thành công bệnh chảy máu cam, nóng trong người cũng rất đơn giản khi bạn được theo dõi & hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia đầu ngành về bệnh chảy máu cam.
- Vì thế để quá trình hỗ trợ điều trị đạt được kết quả tốt nhất hãy gọi 0968.556.133 gặp trực tiếp Chuyên gia tư vấn sức khỏe cao cấp - Dược sỹ Đại học của Thuocthaoduoc.vn để được tư vấn & theo dõi kĩ lưỡng về tình trạng bệnh của mình.
- Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nhấn NGAY TẠI ĐÂY, bạn sẽ có ngay một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý chảy máu cam ngay tại nhà chỉ trong ít ngày.
- HOTLINE CHUYÊN GIA: 0968.556.133
Bài thuốc tham khảo cho bệnh nhân chảy máu cam * Thánh y Hải thượng Lãn Ông đã dạy: "Đào gốc tìm nguồn thì bệnh gì cũng như tuyết tan, ngói vỡ" - Điều trị bệnh mà tìm được nguyên nhân gốc bệnh mà điều trị thì trăm bệnh đều khỏi - Đừng dại mà trị vào ngọn mà trăm thứ rối bời, bệnh không khỏi mà tiền mất tật mang là thế! * Khỏi được bệnh nhanh hay lâu còn nhờ tài năng, kiến thức chuyên môn giỏi, cộng với chữ TÂM, chữ TÍN, sự tận tâm tận tình bám sát tình hình sức khỏe bệnh nhân của người Thầy thuốc - "Phúc Chủ- Lộc Thầy" ấy là như vậy.
|