Điều trị u xơ tiền liệt tuyến như thế nào?

Viết bởi Nguyễn Liễu vào

1. Nguyên tắc điều trị:

  • Thay đổi lối sống và theo dõi cho bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện nhẹ với IPSS < 7, thể tích cặn bàng quang < 8ml, chưa có biến chứng.
  • Điều trị nội khoa cho các trường hợp chưa có biến chứng, triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn nhẹ và vừa: IPSS < 20, thể tích nước tiểu tồn dư <100ml.
  • Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi có các biến chứng: bí đái hoàn toàn hoặc bí đái không hoàn toàn với thể tích nước tiểu tồn dư lớn hơn 100ml, viêm đường tiết niệu tái diễn, đái máu đại thể tái diễn, sỏi, u BQ, túi thừa BQ lớn, suy thận. Ngoài ra chỉ định tương đối: bệnh gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt và lao động hoặc khi điều trị nội khoa thất bại.

2. Các phương pháp điều trị:

2.1. Thay đổi lối sống và theo dõi:

  • Hạn chế uống nước giải khát, đặc biệt sau là sau 19 giờ; Đi hết nước tiểu sau mỗi lần đi tiểu; Hạn chế tối đa nước uống có cồn; Luyện thói quen đi đại tiểu tiện đúng giờ…
  • Theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng của sự ứ tắc và sự kích thích đường tiểu để có hướng điều trị phù hợp. Điều trị kịp thời khi có viêm nhiễm hệ tiết niệu.

2.2. Điều trị nội khoa:

  • Thuốc ức chế 5α – reductase ( 5-ARI)

+ Finasterid 5mg x 1 viên/ ngày, đợt dùng ít nhất là 6 tháng. Thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn như đau ngực, giảm hứng tình dục, giảm tinh trùng.

+ Dutasteride (Avodart) 0,5mg x 1 viên/ngày. Thuốc ức chế men 5 anpha reductase typ I và II, men này biến đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT).

  • Thuốc kháng α – adrenergic: thuốc làm giãn cơ trơn ở cổ bàng quang và niệu đạo TLT:

+ Alfuzosin (Xatral) 10mg x 1 viên/ngày.

+ Terazosin ngày 1 viên loại 1mg vào lúc tối đi ngủ trong 4 ngày đầu, 10 ngày sau mỗi tháng uống 1 viên loại 2mg. Tuần thứ 3 mỗi sáng uống 1 viên loại 5mg. Từ đầu tuần thứ 4 tới tuần thứ 5 uống liều duy trì 5-10mg vào buổi sáng. Không dùng quá 3 tháng nếu không có đáp ứng với điều trị.

+ Tamsulosin: Liều dùng 0,4mg/ngày, có thể tăng lên 0,8mg/ngày.

  • Thuốc kháng muscarinic: làm giảm co thắt của bàng quang.

+ Oxybutynin ER 5mg x 2-3 lần/ngày.

+ Solifenacin 5-10mg x 1 lần/ngày.

  • Thuốc chiết xuất từ thảo mộc:

+ Tadenan: 50mg x 2 viên/ngày trong 6 đến 8 tuần, được chiết xuất từ vỏ cây Pygeum Africanum ( một loại mận châu Phi).

+ Permison: 160mg x 3 viên/ngày: chiết xuất từ quả cọ Nam Mĩ ( Serenoa repens).

+ Bromocriptin: chất bán tổng hợp của alkaloid cây cựa gà, có tác dụng cải thiện áp lực niệu trung bình và tối đa, tiểu đêm giảm nhiều, nhưng thuốc không làm TTL nhỏ lại.

+ Crila: Chiết xuất từ lá cây trinh nữ Hoàng cung ( Crinum latifolium L).

2.3. Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật nội soi:

Được áp dụng phổ biến ở Việt Nam vì ít biến chứng, chỉ định rộng rãi hơn và thời gian điều trị ngắn hơn. Các biến chứng như chảy máu, thủng vỏ bao TLT, hội chứng nội soi và biến chứng lâu dài là đái rỉ, u xơ tái phát, hẹp niệu đạo.

  • Phẫu thuật mở:

Được áp dụng rộng rãi ở những cơ sở y tế chưa có mổ nội soi và những u quá lớn. Có nhiều rối loạn chức năng sau mổ nhất là những người trẻ tuổi.

=============================================================

👩‍⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.


👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large