ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH - càng làm con người ta cận kề với tử thần hơn nữa

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH , VÌ ĐÂU NÊN NỖI ??


Vài ngày sau khi đọc được thông tin bệnh viên nhiệt đới trung ương phát hiện chủng vi khuẩn đề kháng với mọi loại kháng sinh( có thể gọi là siêu vi khuẩn kháng thuốc ) thì tôi nhận được tin nhắn của 1 bạn trẻ hỏi về trường hợp của cháu bạn ấy , số là cháu bạn 2 tháng tuổi đang nằm điều trị tại 1 bệnh viện lớn ở TP. HCM với chẩn đoán nhiễm trùng huyết/ tim bẩm sinh , điều đáng nói là cháu không đáp ứng với bất kỳ điều trị kháng sinh nào kể cả phổ rộng hay phổ hẹp, cấy máu nuôi lên thì vi khuẩn nó cũng kháng hết mọi loại kháng sinh dùng làm kháng sinh đồ , tôi chợt giật mình không lẽ siêu vi khuẩn này đã lan rộng vậy sao ? Bạn hỏi tôi là có thể làm gì cho bé không , tôi biết nói sao , nếu nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn kháng mọi kháng sinh thì cách duy nhất có thể làm là hãy cầu nguyện cho bé , chờ mong có phép màu xảy đến, mà phép màu có đến không ???


Thế giới hiện nay đang đối phó với vấn nạn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn , có người nói ‘’ con người rồi sẽ chết vì những bệnh thông thường mà lẽ ra điều trị khỏi bằng kháng sinh thông thường’’ hay ‘’ trong cuộc chạy đua với vi khuẩn, con người luôn là kẻ thua cuộc’’, Việt Nam là nước có cảnh báo đặc biệt về nạn kháng kháng sinh của vi khuẩn, đến mức thế giới đã cảnh báo chúng ta rồi. Vậy vì đâu nên nỗi , lỗi ở phía nào ? Lỗi do rất nhiều bên : thầy thuốc, dược sĩ, người dân , nhà quản lý...


Phía Thầy thuốc - tại sao tôi đề cập đến thầy thuốc đầu tiên? Đừng hiểu lầm là lỗi của họ lớn nhất , chỉ vì tôi là 1 thầy thuốc nên trước hết tôi muốn nhận lỗi về phía mình - về phía chúng tôi , những người trực tiếp ra toa , kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân. Mà không phải trường hợp nào cũng đúng, có sự lạm dụng kháng sinh hay không? Theo tôi là có . Bạn có tin tôi từng xem 1 toa thuốc cho trẻ 3 tháng tuổi với chẩn đoán Viêm long hô hấp trên , trong toa có 6 loại thuốc . Trong đó có 2 loại mà đúng hơn là 3 loại kháng sinh ( cefaclor + supertrim 480 mg( supertrim = cotrimoxazole + trimethoprime).


Có những bác sĩ mà đặc biệt là người làm trong lĩnh vực nhi khoa , sẵn sàng bóc vỏ , bẻ viên , tán thuốc ...trộn chung với nhau để bán cho người bệnh, khi người này đến với bác sĩ khác , bác sĩ sau không biết bệnh nhân đã dùng thuốc gì , kháng sinh gì để rồi lại cho thuốc theo ý mình, lại cho kháng sinh khác hay cho trúng loại kháng sinh cũ, bệnh thì không khỏi mà vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc cao hơn.


Có những thầy thuốc bất kể trẻ bị tiêu chảy do nguyên nhân gì , trong toa cũng dí 2 loại kháng sinh là azithromycin và ciprofloxacin, hỏi sao không kháng , trường hợp đây là thực tế tôi thấy rất nhiều.


Lại có những trường phái trộn kháng sinh vào dung dịch để xông mũi , xông họng cho bệnh nhân, thường thấy là Gentamycin hòng ‘’ diệt khuẩn vùng tai - mũi họng, liều lượng tính thế nào, có nghiên cứu nào là sẽ diệt được vi khuẩn ? Bao nhiêu kháng sinh tiếp cận được vi khuẩn bao nhiêu bay tứ tán ra ngoài ?
Nhiều bác sĩ quan điểm trẻ con Việt Nam đề kháng kém , vệ sinh kém nên dễ bội nhiễm , thôi cứ cho kháng sinh trước phòng khi 2-3 ngày nữa nó lại nhiễm khuẩn phiền phức thêm. Và dần dần hình thành nên thói quen , không cho kháng sinh cứ thấy thiếu thiếu và không an tâm, một số quan điểm có thể biện hộ cho việc dùng kháng sinh rộng rãi trong giới bác sĩ là:


Phương tiện trang thiết bị trợ giúp cho bác sĩ phân biệt 1 trường hợp viêm nhiễm là do vi khuẩn hay siêu vi là rất ít ,đặc biệt là tại các phòng khám hay bệnh viên tuyến dưới chủ yếu là bác sĩ đoán dựa vào lâm sàng, người lớn thì còn dễ, tâm lý xót con đau , ít máu... Khiến việc thuyết phục phụ huynh cho lấy máu xét nghiệm trở nên rất khó khăn, từ đó nảy sinh ra chủ trương điều trị bao vây siêu vi , vi khuẩn gì cũng kháng sinh hết ráo.


Nếu là bác sĩ , ai cũng hiểu dùng kháng sinh là phải đúng liều, đủ thời gian quy định , nên mình cho kháng sinh có dặn bệnh nhân uống đủ số ngày , hoặc dặn tái khám thì dù không phải vi khuẩn thì cũng không đến nối kháng , nhưng cái thời đại này , bệnh nhân họ tin google, họ tin truyền miệng , họ tin vào cái não của họ hơn là tin vào nhà chuyên môn , nên việc uống thuốc 2-3 ngày thấy đỡ là ngưng thuốc hoặc không đỡ là bỏ thuốc, đấy là chuyện thường ở huyện.


Góp phần không nhỏ trong công cuộc đẩy nhanh tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn phải kể đến vai trò của dược sĩ , của các hãng dược . Chỉ cần người dân đến hỏi, cô dược sĩ, anh dược sĩ sẵn sàng bốc cho họ 1 mớ thuốc, chỉ cần người bệnh kêu ho , sổ mũi, sốt , ỉa chảy... Là sẵn sàng có 1 bịch thuốc trong đó có ít nhất 1 thậm chí nhiều kháng sinh , mà các chị ,các anh ấy chỉ bán ít ngày thôi , hầu như không có ai dặn bệnh nhân phải uống kháng sinh trong bao lâu, nhất là với các đối tượng trẻ nhỏ khi liều thuốc thay đổi theo từng kí lô gram cân nặng , bốc thuốc chỉ theo thói quen... Mấy người có được kiến thức bài bản về sinh bệnh học , hay cách dùng thuốc đặc thù cho bệnh nhi ? Mới đây tôi có đọc mấy thông tin tuyển dụng , có nhà thuốc kia nhận đào tạo nhân viên bán thuốc, đồng thời dạy kèm khuyến mãi vụ tiêm truyền... Hẳn nhiên là để chích , truyền tại nhà thuốc . Việc chích thuốc , truyền thuốc chui tại các nhà thuốc là điều không hiếm , các bạn ấy thường lý luận là : cũng vì miếng cơm manh áo, người ta làm mình không làm thì mất khách , sập tiệm ..... Tôi lại nghe nói , thuốc Việt Nam , mấy thứ hàng generic đóng gói không đủ liều lượng như trên bao bì , rồi thuốc giả , thuốc kém chất lượng tràn lan , thuốc hết date đem dập lại thành còn date đem đi bán tiếp, thuốc dính nước mưa ướt hết đem phơi rồi đem đi phân phối tiếp... Thực nản hết mức.


Rồi đến chính bản thân người bệnh cũng không phải dạng vừa , khi tự phong mình làm thầy thuốc gia đình , bị bệnh nơi tìm đến đầu tiên là nhà thuốc , tự mua về uống , tự mua về chữa. Bố bệnh nhân kia nói với tôi : “ bác sĩ kia cho liều nửa viên 1 lần mà đắng quá , bé uống bị ói nên em cho uống một phần tư viên thôi , uống được 1 ngày không đỡ em ra tiệm thuốc , cô bán thuốc cho em kháng sinh khác về uống vẫn không đỡ ....’’ thế hỏi sao vi khuẩn không kháng.


Uống thuốc bác sĩ A , 1-2 ngày không khỏi vội chạy sang bác sĩ B để lấy thêm bịch thuốc nữa, 1 đợt bệnh của con 7 ngày có khi chạy đến 3 bác sĩ với 2 nhà thuốc chỉ vì ‘’ uống mái không khỏi ‘’ mà ‘’mãi không khỏi ‘’ ở đây là 1,2 ngày... Có thứ thuốc thần tiên như vậy hay sao? Có nhà còn rất thông minh , đợt trước uống thuốc bác sĩ khỏi , ta giữ cái toa . Lần sau bệnh hơi giống giống đem toa đi mua uống tiếp , đỡ tốn tiền đi khám , có toa xài đi xài lại cả năm trời....
Có nhà vào còn hối bác sĩ : ‘’ bác sĩ cho thuốc sao cho khỏi dứt điểm đi , cho thuốc mạnh , thuốc tốt vào’’ thế thì bác sĩ cũng chiều , bộ y tế đang chủ trương khách hàng là thượng đế mà , phải chiều chứ sao giờ.


Người mình cái gì cũng sốt sắng, vội vàng... Đến cho con ăn bài bản thôi cũng vôị , ‘’thôi đút cho nhanh , xong còn đi làm việc khác. Đợi nó tự ăn có mà cả ngày’’ , rồi uống thuốc cũng phải vội vàng, ba ngày phải khỏi mí chịu, không là chê bác sĩ A dốt , bác sĩ B kém vân vân , mây mây... Đấy là biểu hiện của sự cẩu thả , lười biếng, thiếu trách nhiệm với bản thân và người thân nhưng thường được ngụy trang bằng tình thương mới khổ. ‘’ xót quá, thương quá, nóng ruột...’’ là những câu tôi thường được nghe mỗi ngày.


Lại nói đến những vụ thịt heo , tôm cá... Còn dư lượng kháng sinh cao .... Hóa ra các đồng chí nông- ngư dân nhà mình cũng biết lạm dụng kháng sinh chứ đâu phải dạng vừa đâu.


Bác sĩ lạm dụng kháng sinh , dược sĩ bán thuốc kháng sinh bừa bãi , chích thuốc truyền dịch chui , thuốc giả , thuốc kém chất lượng tràn ngập thị trường , nông dân xài kháng sinh cho động vật để cho người ăn , người hưởng..... Ngoài cái lương tâm của mỗi người họ chưa ổn thì các nhà quản lý , các vị ăn trên ngồi chốc tối ngày bày vẽ ra chủ trương nọ , chính sách kia đã làm gì mà để điều đó xảy ra?, làm gì khi điều đó đã xảy ra?, có lẽ chỉ đến khi con cái của họ bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn kháng hết mọi kháng sinh rồi họ mới giật mình ấy , bởi trong xã hội loạn thất bát tao này ... Ai cũng phải è lưng lè lưỡi kiếm cơm , thấy có cơ hội làm ra tiền có ai mà không ham... Một khi lương tâm không bằng lương tháng thì họ phải làm , biết sai mà vẫn làm, vì có thực mới vực được đạo , vật chất nó quyết định cái ý thức mất tiêu rồi , một khi bản thân họ không thể tự mình đưa mình về chính đạo thì cần đến các công cụ quản lý , để đưa về khuôn khổ . Trẻ con nó phá dỗ ngọt , nói ngon không được thì phải có kỷ luật . Thực ra thì cũng khó trách , vì các vị ‘’ bất lực’’ mất tiêu rồi , trên bảo dưới không nghe còn mần ăn chi nữa !!!!

=============================================================

👩‍⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large