ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ BẰNG CÁCH NÀO?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Nguyên tắc điều trị:

  • Phân loại suy dinh dưỡng để điều trị thích hợp.
  • Kết hợp tư vấn cho gia đình để điều trị.

2. Các phương pháp điều trị:

2.1. Điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ hoặc vừa:

  • Điều trị tại nhà, tư vấn cho người nuôi dưỡng trẻ về chế độ ăn và chăm sóc.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú và kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Xây dựng chế độ ăn cân đối theo ô vuông thức ăn:

+ Trẻ từ 6 tháng tuổi cần ăn bổ sung theo ô vuông thức ăn.

+ Trung tâm của ô vuông là sữa mẹ. Thức ăn trong 4 ô vuông xung quanh gồm:

Thức ăn cơ bản: Gạo, ngô, khoai, sắn… được chế biến thành bột cho trẻ em.

Thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, một số loại đậu (đậu nành).

Thức ăn giàu năng lượng: Mỡ, dầu, bơ…

Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng: Các loại rau, quả…

  • Phòng và phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng và điều trị kịp thời.
  • Theo dõi cân nặng để có tư vấn kịp thời.

2.2. Điều trị suy dinh dưỡng nặng:

Gồm các thể Marasmus, Kwashiorkor và thể phối hợp Marasmus- Kwashiorkor.

♦ Điều trị thuốc:

  • Điều trị hạ đường huyết: Hạ đường huyết khi Glucose máu <3mmol/l. Nếu không đo được Glucose máu, cần coi tất cả những trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có hạ đường huyết. Cho trẻ uống 50ml Glucose 10% hoặc nước đường (1 thìa cà phê đường và 3 thìa canh nước). Nếu trẻ không uống được có thể cho qua sonde dạ dày hoặc truyền Glucose 10% qua đường tĩnh mạch chậm với liều 5ml/kg.
  • Điều trị hạ thân nhiệt: Đặt trẻ trong phòng ấm, tránh gió và quấn kín trẻ. Cho ăn 2 giờ một lần và ăn cả ban đêm. Giữ khô quần áo, giường nằm, để trẻ ngủ với mẹ.
  • Điều trị mất nước: Có thể coi tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có mất nước. Không bù dịch bằng đường truyền trừ khi có sốc.
  • Bù dịch bằng đường uống: Dung dịch ORS cho trẻ uống 5ml/kg trong 30 phút/lần trong 2h đầu, sau đó cho 5-10ml/kg/giờ trong 4 giừ tiếp theo. Đánh giá: 30 phút/lần trong 2h, sau đó 1 giờ/lần trong 6-12 giờ. Nếu có dấu hiệu thừa nước (mạch nhanh, nhịp thở tăng) ngừng ORS và đánh giá lại sau 1 giờ.
  • Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: Khi trẻ có triệu chứng sốc, lơ mơ, mất ý thức. Dùng dung dịch Ringer Lactat cùng với glucose 5% hoặc Ringer lactat.
  • Điều trị rối loạn điện giải: Tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng đều thiếu kali, magie. Điều trị cho thêm kali 3-4 mmol/kg/ngày và magie 0,4-0,6 mg/kg/ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn: Cho tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng kháng sinh phổ rộng.
  • Phục hồi các yếu tố vi lượng:

+ Acid folic: Ngày đầu cho 5mg, sau đó 1mg/ngày.

+ Kẽm: 2mg/kg/ngày.

+ Đồng: 0,3 mg/kg/ngày.

+ Khi đã tăng cân cho sulfat sắt 3mg/kg/ngày.

+ Vitamin A: 50000 UI cho trẻ < 6 tháng và 100000 UI cho trẻ 6-12 tháng và 200000 UI cho trẻ lớn, uống trong ngày đầu.

♦ Cho ăn:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú.
  • Ăn chia nhiều bữa nhỏ, nên ăn từ từ tăng dần, ngày đầu 75 Kcal/kg và tăng dần để cuối tuần đầu đạt 100Kcal/kg/ngày.
  • Tuần đầu nên ăn sữa với độ pha loãng giảm dần.
  • Nếu trẻ không ăn được cho trẻ ăn qua sonde dạ dày.
  • Từ tuần thứ 3 trở đi có thể cho trẻ ăn những thức ăn theo lứa tuổi thay dần cho sữa.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn được cần chăm sóc tích cực để trẻ đuổi kịp sự tăng trưởng bình thường, đảm bảo tăng cân > 10g/kg/ngày.

3. Phòng bệnh:

Suy dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng được.

3.1. Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ:

Khi mẹ có thai nên đi khám thai định kỳ nên có chế độ ăn và sinh hoạt đặc biệt để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

3.2. Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung:

  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và bú mẹ kéo dài 18-24 tháng.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 4-6 tháng đầu.
  • Trẻ từ 4-6 tháng phải được ăn bổ sung hợp lý theo ô vuông thức ăn.

3.3. Tiêm chủng đầy đủ: Thực hiện tiêm chủng đúng theo lịch.

3.4. Điều trị các bệnh nhiễm trùng:

3.5. Theo dõi cân nặng:

Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời trẻ suy dinh dưỡng cần theo dõi cân nặng trẻ 1 tháng/lần đối với trẻ <1 tuổi và 2-3 tháng/lần đối với trẻ 2-5 tuổi. Nếu cân nặng không tăng hoặc giảm xuống là báo hiệu suy dinh dưỡng.

3.6. Sinh đẻ có kế hoạch.

=============================================================

👩‍⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.

☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.

📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large